Với kích thước vừa một nguyên tử, đây sẽ là ổ cứng bé nhất thế giới

IBM chính thức bước vào cuộc chơi thế giới điện tử "thu nhỏ" với tham vọng tạo ra ổ cứng bé nhất thế giới.

Công nghệ lưu trữ dữ liệu luôn nỗ lực để tạo ra các sản phẩm với kích cỡ bé hơn. Và mới đây, các nhà khoa học đã có một bước "nhảy cóc" đáng kinh ngạc với dự án tạo ra ổ cứng cỡ 1 nano bằng cách sử dụng một nguyên tử.

Nguyên tử này sẽ được từ hóa rồi làm lạnh bằng helium lỏng và lưu trữ trong một khoảng chân không cực đoan. Bằng cách này, nhóm nghiên cứu đã lưu trữ một bit dữ liệu (1 hoặc 0) trong không gian vô cùng nhỏ.

Với kích thước vừa một nguyên tử, đây sẽ là ổ cứng bé nhất thế giới
Công nghệ lưu trữ dữ liệu luôn nỗ lực để tạo ra các sản phẩm với kích cỡ bé hơn.

Và dù cho dung lượng không quá lớn, nhưng nhóm nghiên cứu của IBM ở Californiacho biết hướng phát triển này là vô cùng tiềm năng để tạo ra ổ đĩa có kích thước của một thẻ tín dụng có thể chứa toàn bộ khoảng 30 triệu bài hát trong thư viện iTunes hoặc Spotify.

Nhà nghiên cứu nano học Christopher Lutz chia sẻ thêm: "Chúng tôi tiến hành thí nghiệm này nhằm mong muốn hiểu rõ hơn chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nén dữ liệu công nghệ xuống mức tối thiểu, chỉ bằng một nguyên tử thôi".

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kính hiển vi quét xuyên hầm (STM) – một phát minh đoạt giải Nobel vào nghiên cứu. Đây là một loại kính hiển vi phi quang học, được sử dụng để quan sát hình thái học bề mặt của vật rắn hoạt động dựa trên việc ghi lại dòng xuyên hầm của điện tử khi sử dụng một mũi dò quét trên bề mặt mẫu. STM là một công cụ mạnh để quan sát cấu trúc bề mặt của vật rắn với độ phân giải tới cấp độ nguyên tử.

Trong môi trường chân không cực đoan bên trong STM, không có bất cứ một phân tử không khí cũng như các loại ô nhiễm khác, các nhà khoa học đã có thể điều khiển hiệu quả một nguyên tử holmium.

Bên cạnh đó, kính hiển vi này cũng giúp làm mát khí helium lỏng, một phần quan trọng trong việc tăng tính ổn định cho quá trình đọc và viết từ. Nhờ vào môi trường được kiểm soát cẩn thận, nhóm nghiên cứu có thể đọc và viết chính xác hai nguyên tử mang điện từ cách nhau vỏn vẹn 1 nanomet - bằng 1 phần triệu chiều rộng của đầu mũi kim thông thường.

Cũng với kính hiển vi này, các nhà khoa học có thể bắt chước hoạt động của một ổ cứng thông thường, cung cấp một dòng điện làm chuyển hướng từ tính của một nguyên tử lên hoặc xuống nhưng ở quy mô nhỏ hơn nhiều.

Với kích thước vừa một nguyên tử, đây sẽ là ổ cứng bé nhất thế giới
Việc cắt giảm chỉ còn 1 nguyên tử thật sự là một bước tiến phi thường.

Ngày nay, một ổ cứng thường cần 100,000 nguyên tử chỉ để lưu trữ 1 bit. Do đó, việc cắt giảm chỉ còn 1 nguyên tử thật sự là một bước tiến phi thường.

Nhóm nghiên cứu phấn khởi cho hay kỹ thuật này có thể tạo ra các ổ đĩa có dung lượng gấp 1.000 lần so với ổ đĩa chúng ta có. Và mặc dù quá trình này vẫn còn quá khó khăn và tốn kém để phát hành ra thị trường trong thời gian tới, các nhà nghiên cứu đã nhìn thấy được tính khả thi của nó trong những nỗ lực đầu tiên.

Đây chỉ là mới nhất trong một loạt các sáng kiến về lưu trữ dữ liệu - hồi đầu tháng này, các nhà nghiên cứu từ Đại học Columbia tuyên bố họ đã sao lưu được 6 tệp tin kỹ thuật số vào một DNA duy nhất. Theo nhóm nghiên cứu của IBM, mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu để lưu trữ dữ liệu trong các nguyên tử đơn lẻ, đây mới chính là kết quả nhỏ nhất, ổn định và đáng kì vọng nhất.

Các nhà nghiên cứu kết luận: "Sự ổn định từ tính cao kết hợp với đọc và viết điện từ cho thấy việc lưu trữ trong một nguyên tử là điều hoàn toàn có thể mong đợi".

Nghiên cứu này đã được xuất bản trong tạp chí Nature.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tham vọng chế tạo chip máy tính thông minh hơn Einstein 50 lần

Tham vọng chế tạo chip máy tính thông minh hơn Einstein 50 lần

Một công ty của Nhật Bản đang có kế hoạch chế tạo chip máy tính với chỉ số IQ tương đương 10.000 trong ba thập kỷ tới.

Đăng ngày: 08/03/2017
WiFi trên máy bay hoạt động như thế nào?

WiFi trên máy bay hoạt động như thế nào?

Trong những năm gần đây, dịch vụ cung cấp Internet trên máy bay thông qua kết nối WiFi đang ngày càng phổ biến. Bạn đã bao giờ thắc mắc, không biết làm thế nào lại có WiFi trên máy bay?

Đăng ngày: 13/02/2017
Chế tạo siêu máy tính giúp con người làm được những điều không tưởng

Chế tạo siêu máy tính giúp con người làm được những điều không tưởng

Các nhà khoa học đã theo đuổi giấc mơ về việc tạo ra một chiếc máy tính lượng tử từ lâu. Công nghệ này sẽ mang đến cho chúng ta sức mạnh xử lý những vấn đề có quy mô ngoài sức tưởng tượng.

Đăng ngày: 09/02/2017
Những điều cần biết về mạng 4G

Những điều cần biết về mạng 4G

Mới đây, mạng 4G đã được triển khai rộng rãi đến các thuê bao. Một số nhà mạng như Viettel, Mobifone đã hỗ trợ người dùng đăng ký sim 4G miễn phí, chuyển đổi từ sim 2G, 3G sang sim 4G.

Đăng ngày: 17/01/2017
Sử dụng và nạp pin điện thoại như thế nào là đúng cách?

Sử dụng và nạp pin điện thoại như thế nào là đúng cách?

Mỗi khi sở hữu điện thoại mới, một số người bán hàng vẫn tư vấn cho người dùng nên xả sạch pin, sau đó nạp đầy trước khi bắt đầu lần sử dụng đầu tiên.

Đăng ngày: 28/12/2016
Sạc không dây hoạt động như thế nào?

Sạc không dây hoạt động như thế nào?

Ngày nay thật khó để bạn tìm thấy một ai đó không mang theo điện thoại bên mình. Tuy nhiên vấn đề phổ biến của điện thoại thông minh là việc cạn pin diễn ra tương đối nhanh chóng.

Đăng ngày: 20/12/2016
Nhật Bản sẽ chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản sẽ chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản được cho là đang trở lại nhóm cường quốc về siêu máy tính khi mới đây Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp nước này cho biết sẽ chi 173 triệu đô để chế tạo một siêu máy tính có khả năng thực hiện 130 triệu tỉ phép tính mỗi giây (130 petaflops).

Đăng ngày: 27/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News