"Vũ điệu" địa chất khiến Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha xoay 60 độ

Điều tưởng như chỉ gắn liền với các diễn viên múa lại đột nhiên xảy ra với một phần rộng lớn của châu Âu, khi khu vực này đã có một cú xoay chuyển ngoạn mục cách đây 300 năm.

Các nhà địa chất học vừa phát hiện bằng chứng bị vùi sâu trong các tảng đá núi lửa ở tây bắc Tây Ban Nha cho thấy, toàn bộ bán đảo Iberian đã xoay gần 60º sang hướng hiện tại của nó. Sự dịch chuyển quy mô này được cho là xảy ra khi 2 lục địa lớn - Euramerica và Gondwana - va chạm với nhau để hình thành siêu lục địa cuối cùng Pangaea.


Các tảng đá núi lửa ở tây bắc Tây Ban Nha cho thấy, toàn bộ bán đảo Iberian đã xoay gần 60º sang hướng hiện tại của nó.

Cú vá chạm đã làm trồi lên một dãy núi khổng lồ, với các mảnh vỡ chúng ta vẫn có thể nhìn thấy trên khắp Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và miền nam Anh. Thông qua việc nghiên cứu tín hiệu từ tính chứa đựng bên trong các tảng đá cổ này, các nhà nghiên cứu hiện đã có thể giải mã được cách vùng địa chất rộng lớn bện xoắn và xoay chuyển vào thời điểm đó.

Tiến sĩ Javier Fernandez Lozano, chuyên gia địa chất đến từ Đại học Salamanca (Tây Ban Nha), đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: "Các khối đá này tích tụ dưới đáy biển cách đây 440 triệu năm gần nam cực và các thành phần của chúng đã được định hướng theo hướng của từ trường Trái đất vào thời điểm đó".

"Khoảng 120 triệu năm sau, sự va chạm của 2 lục địa, vốn hiện là cực Bắc và cực Nam của châu Âu xảy ra. Các thay đổi về hướng của từ trường đó được bảo toàn trong các khoáng chất. Bằng chứng chỉ ra rằng, ngay sau quá trình đó, các khối đá của những ngọn núi này đã xoay chuyển gần 60º, cho đến khi chúng kết thúc ở hướng như hiện nay".


Cú vá chạm đã làm trồi lên một dãy núi khổng lồ

Ông Lozano giải thích thêm rằng, với một mẫu đá, chúng ta có thể phân tích một quá trình xảy ra ở mức độ mảng kiến tạo và đặc biệt thu được dữ liệu mới giúp chúng ta khám phá ra sự tạo núi. Nghiên cứu này hiện đang giúp ông Lozano và các cộng sự chắp nối các quá trình sản sinh ra núi ở châu Âu cũng như các dãy núi uốn cong khác trên khắp thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News