Vũ khí của đặc công nước

Sự xuất hiện của đặc công nước thực sự là mối đe doạ đối với các căn cứ hải quân, trở thành động lực dẫn đến sự phát triển của vũ khí “người nhái chống người nhái”.

Ở Liên Xô (cũ), đội người nhái bảo vệ được thành lập nhằm chống lại những kẻ đột kích. Ban đầu, người nhái chỉ được trang bị dao găm và các loại súng trường kiểu AK.

Súng trường APS có nguồn gốc từ khẩu AK-47. Liên Xô (cũ) bắt đầu nghiên cứu chế tạo từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước và đến năm 1975 thì trang bị cho lực lượng đặc nhiệm hải quân. Ở tầm bắn xa nhất dưới mặt nước, đạn súng APS vẫn có thể xuyên thủng lớp vải chống lạnh của mục tiêu di động hoặc mũ lặn bằng nhựa acrylic dày 5mm. Súng có thể bắn ở tư thế bất kỳ khi đang bơi, cũng như khi đang lơ lửng. Loại vũ khí này cũng được dùng để tự vệ khi lên cạn.

Để thử nghiệm cơ cấu hoạt động của súng trường dưới nước, người ta đã xây một bể chứa nước với mực nước có thể thay đổi nhằm nghiên cứu cơ chế chuyển động của súng và khí thuốc sinh ra khi thuốc cháy trong buồng đạn.

Người nhái tác chiến dưới nước với súng trường APS. Ảnh: Simonov.

Một trong những cải tiến quan trọng ở APS là một ống thông khí thuốc được gắn với tấm chắn đặc biệt nhằm chia nhỏ lượng bong bóng do khí thuốc thoát ra, làm tăng khả năng quan sát mục tiêu của xạ thủ khi bắn dưới nước, hạn chế tác động của nước.

Tuy là loại vũ khí hoàn hảo cho các chiến dịch dưới nước của người nhái Liên Xô, nhưng APS ít được lực lượng đặc nhiệm sử dụng trong tác chiến đa nhiệm biển - bộ. Ngoài ra, tuổi thọ của súng khi bắn trên cạn chỉ bằng 1/10 so với lúc bắn dưới nước. Vì thế, hầu hết lính đặc nhiệm chỉ mang súng trường AK-74 để chiến đấu trên bộ và súng ngắn SPP-1 để tự vệ dưới nước.

Súng ngắn SPP-1 được phát triển từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước. Sau khi được cải tiến, SPP-1 trở thành SPP-1M và vẫn được sử dụng trong lực lượng biệt hải của quân đội Nga đến bây giờ.

SPP-1M là loại vũ khí cá nhân của người nhái, không bắn được ở chế độ liên thanh, chỉ bắn ở chế độ phát một. Để hoạt động tốt dưới nước, súng sử dụng loại đạn chuyên dụng SPS: đầu đạn có chiều dài khác thường, chế tạo từ thép có hàm lượng các-bon thấp nhằm ổn định chuyển động dưới nước. Dưới nước, tầm bắn sát thương phụ thuộc vào độ sâu. Ở độ sâu 5m, tầm bắn sát thương là 17m, còn ở độ sâu 20 m, khoảng cách này chỉ tầm 11m.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

Đăng ngày: 30/03/2025

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?

AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Đăng ngày: 30/03/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 16/03/2025
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 14/03/2025
Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Đăng ngày: 23/02/2025
Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Đăng ngày: 10/02/2025
Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Đăng ngày: 24/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News