Vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông
Dự báo khoảng ngày 29-30/4, vùng áp thấp này có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (xác suất mạnh lên áp thấp nhiệt đới khoảng 50-60%).
Đây là giai đoạn chuyển mùa, với nền nhiệt độ cao, mưa dông thường xảy ra. (Ảnh minh họa).
Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp (có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới), khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển huyện đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau có mưa rào và dông, trong mưa dông cần đề phòng tố, lốc và gió giật mạnh.
Theo Phó Giám đốc Hoàng Phúc Lâm, từ đêm 30/4 -1//5, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, gió trên Vịnh Bắc Bộ, Bắc Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi mạnh dần lên cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 2-3 m, biển động mạnh.
Đề cập đến xu thế mưa trong những ngày tới, Phó Giám đốc Hoàng Phúc Lâm cho rằng, từ đêm 30/4-1/5, khu vực Bắc Bộ và từ ngày 1-2/5, khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế có khả năng xuất hiện một đợt mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông. Từ ngày 29/4-3/5, khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng xảy ra mưa dông trên diện rộng, cục bộ có mưa to đến rất to và dông.
"Trong giai đoạn chuyển mùa, với nền nhiệt độ cao, mưa dông xảy ra thường kèm theo các hiện thượng thời tiết rất nguy hiểm như lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh". Phó Giám đốc Hoàng Phúc Lâm nhấn mạnh.

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?
Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
