Vùng biển gần Fukushima nhiễm xạ gấp 1.000 lần
Nồng độ phóng xạ tại vùng biển gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, nơi xảy ra sự cố do tác động của động đất và sóng thần hôm 11/3 vừa qua vẫn ở mức cao gấp 1.000 lần bình thường.
Vietnamplus, trong bài viết đăng tải sáng nay, 5/5, dẫn lời Tập đoàn điện lực Tokyo (TEPCO) cho hay, nồng độ phóng xạ đo được trong cát lấy từ khu vực duyên hải bán kính từ 15-20 km quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima I cao gấp 1.000 lần bình thường.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I.
TEPCO cho biết, các chuyên gia hạt nhân đã phát hiện được điều này sau khi tiến hành kiểm tra mẫu đất cát ở khu vực duyên hải Lwasawa thuộc thị trấn Hirono và Naraha, cách nhà máy 20 km về phía nam và vùng đáy biển phía Bắc nhà máy điện, cách bờ biển quận Odaka, thành phố Minamisoma, 3km.
Tại đáy biển quận Odaka, trong 1kg cát thu được 1400 becquerel Ceasium 137, 1300 becquerel Ceasium 134, vượt trên tiêu chuẩn thông thường 1.000 lần. Ngoài ra, nồng độ Iodine 131 phát hiện được là 190 becquerel, vượt 100 lần giới hạn cho phép.
Ngay khi phát hiện thấy phóng xạ siêu cao trong cát đáy biển, TEPCO đã đề ra phương án kiểm tra các loại cá đánh bắt được tại cả hai địa điểm trên. Bởi vì, việc phát hiện chất phóng xạ cao ở đáy biển đồng nghĩa với việc các loài thủy sinh vật ở vùng nước sâu có nguy cơ nhiễm phóng xạ rất cao.
Trước đó, người ta cũng đã phát hiện mức độ nhiễm phóng xạ cao hơn từ 100- 1.000 lần mức cho phép ở các mẫu vật lấy từ độ sâu 20-30 dưới biển. Trong khi đó, nhà máy điện hạt nhân Fukushima vẫn tiếp tục rò rỉ phóng xạ ra môi trường xung quanh.
Để kiểm soát tình hình tại nhà máy Fukushima I, TEPCO đã tiến hành lắp đặt “máy tuần hoàn khí” với màng lọc hấp thu chất phóng xạ tài lò phản ứng số 1 nhằm làm giảm nồng độ phóng xạ xung quanh nhà máy với mục tiêu đưa các tác nghiệp viên trở lại lò phản ứng này để làm việc.
Nếu như kế hoạch này thành công, các nhân viên tác nghiệp trở lại làm việc tại lò phản ứng số 1 sẽ điều tra và thi công, tiến tới tạo một hệ thống tuần hoàn nước để liên tục làm mát lò, tránh rò rỉ nước ra môi trường.
[#RelatedNews(196)#]

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.
