Vùng chết trên vịnh Mexico có thể đạt mức gần 21.000km2
Theo báo cáo của NOAA (Đoàn Ủy nhiệm Quản trị Khí quyển và Đại dương quốc gia của Mỹ), vùng chết trên vịnh Mexico, nơi lượng oxy thấp, có khả năng bao phủ gần 21.000km2.
Các nhà khoa học dự đoán diện tích vùng chết, nơi chứa quá ít oxy để duy trì sự sống của sinh vật biển, sẽ đạt mức gần như kỷ lục. Vùng chết này nằm ở vịnh Mexico, hải vực lớn thứ 9 thế giới, giáp Mỹ, Mexico và Cuba.
NOAA cho biết lượng mưa mùa xuân cao bất thường ở nhiều nơi thuộc lưu vực sông Mississippi là yếu tố chính góp phần mở rộng vùng chết năm nay. Theo đó, lượng mưa kỷ lục mang khối lượng lớn phân bón và các chất dinh dưỡng khác ở hạ lưu ra biển.
Tại đây, những chất này khiến tảo chết, phân hủy dưới đáy đại dương và sử dụng hết oxy dọc vùng biển từ Louisiana đến Texas (Mỹ).
Lũ lụt lan rộng đã tạo ra một vùng chết lớn trên vịnh Mexico.
Năm nay, khu vực thiếu oxy có thể bao phủ gần 21.000 km2, diện tích xấp xỉ kích thước của tiểu bang Massachusetts (Mỹ) hay Slovenia, quốc gia thuộc khu vực Nam Âu.
Trong chuyến thực tế trên biển tháng 7 hàng năm, nhóm nghiên cứu Nancy Rabalais thuộc Hiệp hội Hàng hải Đại học Louisiana (Mỹ) ước tính năm ngoái, vùng chết chiếm hơn 22.000 km2.
Trong khi đó, con số kỷ lục ghi nhận vào năm 2017 là 22.700km2, gần bằng diện tích Thổ Nhĩ Kỳ.
Việc tính toán diện tích vùng chết hàng năm nhằm đánh giá hoạt động nỗ lực giảm ô nhiễm sông Mississippi.
Gần hai thập kỷ trước, 12 lực lượng đặc nhiệm của 31 bang ở Mỹ có liên quan đến nguồn nước sông Mississippi đã đặt ra mục tiêu giảm vùng chết từ mức trung bình khoảng 15.000km2 xuống 4.900km2.
Don Scavia, nhà nghiên cứu về thủy sinh ở Đại học Michigan, giáo sư danh dự tại trường Môi trường và Bền vững (Mỹ), cho biết: "Trong khi khu vực vùng chết năm nay lớn hơn bình thường vì lũ lụt, mục tiêu dài hạn đó vẫn không thay đổi".

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực
Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.
