Vùng nước ngọt khổng lồ được phát hiện sâu dưới đáy biển

Một khu bảo tồn nước ngọt hiếm hoi đã được phát hiện ngoài khơi bờ biển phía Nam của New Zealand, đây là nơi có thể giúp chống lại hạn hán cũng như giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Nước ngầm trong lành ngoài khơi (OFG) được phát hiện thông qua sự kết hợp của kỹ thuật địa chấn và kỹ thuật quét sóng điện từ, được sử dụng để xây dựng bản đồ 3D của tầng ngầm nước dưới biển.


Khu bảo tồn nước ngọt hiếm hoi này được phát hiện ở phía Nam New Zealand.

Trong khi lượng nước chính xác vẫn chưa được xác nhận, các nhà nghiên cứu ước tính hệ thống này có thể chứa tới 2.000 kilomet khối nước ngọt (gần 480 dặm khối)– tương đương với 800 triệu hồ bơi chuẩn Olympic hoặc nhiều hơn hồ Ontario.

Những tầng ngầm nước ngoài khơi này bị khóa trong đá, có thể được tìm thấy ở nhiều điểm khác nhau trên thế giới mặc dù chúng không phổ biến. Trong trường hợp này, phần lớn nước có khả năng bị bỏ lại sau ba kỷ băng hà gần đây, các nhà khoa học cho biết.

"Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của nghiên cứu này là sự cải thiện hiểu biết trong việc quản lý nguồn nước", nhà địa chất Joshu Mountjoy, từ Viện nghiên cứu nước và khí quyển quốc gia (NIWA) New Zealand cho biết.


Những tầng ngầm nước ngoài khơi này bị khóa trong đá.

Những điều tra sâu hơn đã được bắt đầu trên một tàu nghiên cứu vào năm 2017. Tầng ngầm nước cạn bất thường chỉ 20 mét dưới đáy biển. Nó có thể kéo dài khoảng 60km từ bờ biển.

Theo các nhà nghiên cứu, các kỹ thuật tương tự được áp dụng trong nghiên cứu này cũng có thể được sử dụng để đánh giá các tầng nước ngầm tương tự trên toàn cầu.

Chính quyền địa phương rất muốn khám phá làm thế nào tầng chứa nước mới được phát hiện có thể giúp cung cấp nước ngọt, mà không có bất kỳ thiệt hại nào đối với môi trường xung quanh hoặc các hệ sinh thái phụ thuộc vào nó.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất