Vượn cáo tiết mùi thơm như trái cây để thu hút bạn tình

Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện một loài linh trưởng sử dụng hợp chất pheromone để tạo ra mùi thơm cho mục đích sinh sản.

Vượn cáo tiết mùi thơm như trái cây để thu hút bạn tình
Vượn cáo đuôi vòng đực tiết mùi như trái cây để thu hút con cái. (Ảnh: Trung tâm Khỉ Nhật Bản).

Con người không phải loài duy nhất thích mùi thơm trong các buổi hẹn hò. Một nghiên cứu mới, do các nhà sinh vật học từ Đại học Tokyo, Nhật Bản tiến hành, cho biết vượn cáo đuôi vòng cái (Lemur catta) cũng bị thu hút bởi mùi hương giống như trái cây do con đực tiết ra.

Vào mùa sinh sản, vượn cáo đực chà xát các tuyến trên cổ tay vào đuôi để tạo ra mùi hương, sau đó vẫy chúng về phía con cái trong một hành vi được gọi là "tán tỉnh hóa học", Giáo sư Kazushige Touhara từ Đại học Tokyo giải thích. 

Vượn cáo tiết mùi thơm như trái cây để thu hút bạn tình
Các tuyến tiết mùi có thể quan sát rõ trên cổ tay vượn cáo. (Ảnh: Trung tâm Khỉ Nhật Bản).

Bằng các phân tích chi tiết, nhóm nghiên cứu đã xác định được ba hợp chất pheromone - hormone xã hội có vai trò một hệ thống thông tin hóa học - chịu trách nhiệm cho mùi thơm giống như trái cây, bao gồm aldehyd-dodecanal, 12-methyltridecanal và tetradecanal. Đây là lần đầu tiên 12-methyltridecanal được tìm thấy trên một loài linh trưởng. 

Touhara cho biết thêm, con cái chỉ bị thu hút bởi sự kết hợp của cả ba hợp chất cùng lúc. Hơn nữa, chỉ vào mùa sinh sản, chúng mới "để tâm" để mùi trái cây mà con đực tiết ra. Những con đực mới trưởng thành về mặt sinh dục có khả năng tiết nhiều pheromone hơn, nguyên nhân có thể là do vượn cáo bị suy giảm chức năng sản sinh testosterone khi về già.

"Phát hiện này cho thấy ba hợp chất thực sự là pheromone, nhưng vẫn cần thêm các nghiên cứu chi tiết để xác định xem chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của hành vi giao phối ở vượn cáo đuôi vòng hay không", Touhara cho biết trong báo cáo trên tạp chí Current Biology hôm 16/4.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao linh cẩu được coi là loài động vật máu lạnh và tàn nhẫn?

Vì sao linh cẩu được coi là loài động vật máu lạnh và tàn nhẫn?

Linh cẩu là loài động vật máu lạnh tàn nhẫn, có thể ăn thịt đồng loại, thậm chí cả những con non không có sức phản kháng.

Đăng ngày: 17/04/2020
Covid-19 sẽ khiến loài động vật đáng sợ này

Covid-19 sẽ khiến loài động vật đáng sợ này "tiến hóa"

Các chuyên gia cho rằng những chú chuột đói khát do thiếu thức ăn mùa dịch Covid-19 đang có xu hướng di cư, ăn thịt đồng loại để sinh tồn.

Đăng ngày: 16/04/2020
Kỳ lạ diều hâu lửa - Loài chim gây cháy rừng để kiếm mồi

Kỳ lạ diều hâu lửa - Loài chim gây cháy rừng để kiếm mồi

Theo nghiên cứu, một số loài chim như diều hâu, chim cắt... có một cách thức bắt mồi rất lạ là... đốt rừng.

Đăng ngày: 16/04/2020
Phát hiện loài tắc kè ngón cong mới ở Campuchia

Phát hiện loài tắc kè ngón cong mới ở Campuchia

Nhà sinh vật học Thy Neang tìm thấy một loài tắc kè ngón cong chưa từng được biết đến bên trong Khu bảo tồn Động vật hoang dã Prey Lang.

Đăng ngày: 16/04/2020
Cuộc phiêu lưu của những chú cá con

Cuộc phiêu lưu của những chú cá con

Có tới 1/4 trong 27.000 loài cá sinh sống ở rạn san hô vốn chỉ chiếm <1% bề mặt Trái đất. Nhưng trước khi ổn định tại ngôi nhà lung linh này, những chú cá con phải trải qua bao nhiêu nguy hiểm và khó khăn trong suốt quá trình tự trưởng thành.

Đăng ngày: 13/04/2020
Loài thằn lằn đẻ trứng và sinh con cùng lúc

Loài thằn lằn đẻ trứng và sinh con cùng lúc

Khả năng sinh sản “kép” của loài thằn lằn bóng vùng Australia giúp nhà khoa học hiểu rõ quá trình tiến hóa khi mang thai ở loài bò sát.

Đăng ngày: 13/04/2020
Chim ưng cái giao phối khác loài đẻ con lai hiếm

Chim ưng cái giao phối khác loài đẻ con lai hiếm

Không thể tìm thấy con đực cùng loài, chim ưng đen cái buộc phải tán tỉnh và ghép đôi với một con ưng vai đỏ đực bản xứ.

Đăng ngày: 10/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News