Vườn chim Bạc Liêu xuất hiện nhiều loại quý hiếm
Ngày 26/7, ông Nguyễn Trung Chánh, Giám đốc Ban quản lý Vườn chim Bạc Liêu cho biết, gần đây nhiều loài chim, cò quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam về Vườn chim Bạc Liêu (khóm Kinh tế, phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) sống và sinh sản khá nhiều cá thể.
Trong số đó, phần lớn là chim điên điển, chim giang sen, cò lạo Ấn Độ, cò đuôi cụt, bụng đỏ, cò sả hung, đặc biệt là loài chim bồ nông chân xám và diệc Xumatra…
Hiện có khoảng 15 con chim bồ nông sinh sống trong vườn chim, mỗi con nặng khoảng 3kg, sải cánh gần 2m.
Vườn chim Bạc Liêu có diện tích 130 ha, quần thể chim, cò hoang dã có 79 loài, với khoảng 60.000 cá thể cư trú thường xuyên.
Theo các chuyên gia cho biết, gần đây số lượng, chủng loại chim, cò quý hiếm về trú ngụ, sinh sản ngày một nhiều là ngoài nhờ hệ sinh thái, môi trường ở đây được cải thiện còn có vai trò hệ thực vật đặc trưng.
Hệ thực vật vườn chim có gần 200 loài, nhiều loài cây như chà là, cóc, tra, giá, mắm… là sinh cảnh rất thích hợp cho các loài chim làm tổ sinh sản.
Ông Chánh cho biết thêm, mặc dù Vườn chim Bạc Liêu nằm trong địa bàn thành phố, lượng dân cư đông đúc, nhưng nhờ được đầu tư đúng mức, khâu tổ chức quản lý, nuôi dưỡng phù hợp, đặc biệt là làm tốt công tác tuyên truyền, người dân sống ven vườn chim cam kết không vào săn bắn, cùng chung tay với ngành chức năng bảo vệ nên số chủng loại, lượng cá thể chim, cò ngày một tăng lên.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
