“Vương quốc Hoa” phải bị cháy rừng thì mới sống được của Nam Phi: Giàu thực vật gấp 3 lần Amazon

Bất chấp cái nóng kinh hồn, cây cỏ vẫn sinh trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt, chúng đã tiến hóa để thích nghi với cháy rừng đến nỗi... không bị cháy thì không thể sống nổi.

Tọa lạc trong mũi đất thuộc phía Nam của Nam Phi, Cape Floral Kingdom hay còn gọi là Khu Bảo tồn Hoa núi Hảo Vọng nổi tiếng là giàu thực vật nhất Trái đất.

Thảm thực vật ở đây đa dạng gấp 3 lần rừng nhiệt đới Amazon vốn lừng danh là tươi tốt, rậm rạp. Không chỉ vây, nó còn có đến 70% thực vật là các loài đặc hữu.

Nhà của 9.600 loài thực vật

Với diện tích lên đến cả triệu hecta, có vùng trung tâm rộng tới 1.094.742ha và vùng đệm những 798.514ha, Cape Floral Kingdom được chia làm 8 khu vực chính. Nó đủ rộng để được coi là một "vương quốc", dẫu các "thần dân" chỉ toàn là động thực vật mà thôi.

“Vương quốc Hoa” phải bị cháy rừng thì mới sống được của Nam Phi: Giàu thực vật gấp 3 lần Amazon
Vương quốc hoa Cape Floral

Thực chất thì trong thế giới thực vật cũng có phân đơn vị. Tùy theo sự có mặt của bao nhiêu loài trong một khu vực tự nhiên mà người ta xếp nó vào cấp vùng (zone), khu vực (region) hoặc vương quốc (kingdom). Hiện tại trên thế giới có tổng cộng 6 "vương quốc thực vật", bao gồm vương quốc Holarctic, Paleotropical, Neotropical, Úc, Nam Cực và Nam Phi.

Cộng diện tích của cả 6 "vương quốc" này lại cũng chỉ chiếm 2,4% diện tích Trái đất. Tuy nhiên chỉ 2,4% ấy thôi đã gồm hơn 50% các loài thực vật và gần 43% các động vật loài đặc hữu của hành tinh.

Riêng Cape Floral Kingdom là Vương quốc Hoa nhỏ nhất, chỉ chiếm có 0,5% diện tích Châu Phi. Nhưng lại có tính đa dạng và đặc hữu cực kỳ cao, sở hữu những 20% hệ thực vật của cả lục địa (bao gồm 9600 loài) mà trong đó có đến 70% là đặc hữu.

“Vương quốc Hoa” phải bị cháy rừng thì mới sống được của Nam Phi: Giàu thực vật gấp 3 lần Amazon
Cape Floral Kingdom có tính đa dạng và đặc hữu cực kỳ cao.

Vương quốc hoa Fynbos

Thú vị là trong số 9600 loài thực vật của Cape Floral Kingdom thì có đến 6000 là các phân nhánh của nhà Fynbos, một loài cây bụi thường tụ tập, phát triển thành quần xã dày đặc trong một khu vực. Ở Cape Floral Kingdom, chúng dàn trải trên suốt vành đai ven biển rộng 100km và dài 120km. Nếu xét trên mặt diện tích, nhà Fynbos sở hữu 50% bề mặt "vương quốc".

Nhưng đừng vội e ngại Cape Floral Kingdom sẽ vì thế mà đơn điệu! Mỗi một loài Fynbos lại có một đặc trưng riêng. Chúng có thể mang hình dạng từ cây bụi thấp đến loài mọng nước, thậm chí là cao ngỏng, gầy đét như thân lau sậy.

“Vương quốc Hoa” phải bị cháy rừng thì mới sống được của Nam Phi: Giàu thực vật gấp 3 lần Amazon
Fynbos đa dạng hình thức cây, kiểu dáng hoa.

Tùy theo hình dạng thân cây, Fynbos lại trổ những kiểu dáng hoa khác biệt, từ bông to tròn như hoa xương rồng đến dài thanh thoát như hoa ly, thậm chí cả hình chiếc chuông tinh tế cũng có nữa. Đặc biệt, bất kể ở hình dạng nào, chúng cũng đều rực rỡ, đẹp đẽ.

Trên khắp các sườn đồi, bãi đá, đồng bằng trải rộng của Cape Floral Kingdom, nhà Fynbos đua nhau phát triển. Trong chúng bao gồm 4 họ lớn: Protea, Erica, Restio và Geophyte.

Đông "dân" hơn cả là họ Protea, nhưng hoa cũng đủ dáng đủ màu. Chúng có thể mang từ màu trắng đến hồng, đỏ rạo rực. Tuy nhiên, để kích nở hoa Protea thì cần phải có một thiên tai, cụ thể là hỏa hoạn.

Không cháy thì không nở hoa

Cái đặc biệt của nhà Protea là chúng có thể giữ nụ cực kỳ lâu (vài thập kỷ cũng được), đến nỗi còn được gọi là "nụ ngủ đông". Có điều, đám "nụ ngủ đông" này không đợi mưa xuân hay tiết trời ấm áp. Nó cần một ngọn lửa cực kỳ mãnh liệt, điên cuồng thiêu đốt mọi thứ thành tro.

Ẩn sâu trong thân cây, những nụ hoa Protea kiên trì đợi… hỏa hoạn. Chỉ cần đúng 5 ngày sau khi cây bị cháy, chúng đã nhú ra khỏi cành. Chẳng bao lâu sau, cả khu rừng vừa mới tan hoang đã bừng dậy sức sống. Trên toàn khu vực, hoa Protea nở say sưa, mê hoặc.

“Vương quốc Hoa” phải bị cháy rừng thì mới sống được của Nam Phi: Giàu thực vật gấp 3 lần Amazon
Protea - hoa vương của Vương quốc Cape Floral.

Không riêng gì Protea mà hầu hết các loài thực vật ở Cape Floral Kingdom đều phải được cháy cứ 10-20 năm một lần. Nhờ lửa, đám vỏ cứng bao bọc ngoài hạt giống sẽ bị thiêu rụi, tạo điều kiện thuận lợi cho hạt giống nảy mầm. Thêm vào đó, cháy rừng cũng giúp tận diệt các loài xâm lấn, những "kẻ" không được trang bị để sống sót sau đám cháy.

Trước đây, chuyện cháy ở Cape Floral Kingdom hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nhưng bây giờ, nó do các nhà bảo tồn và hoạt động môi trường sắp xếp. Có một thứ rất tuyệt vời sau cháy là tro. Chúng bù đắp lại những khoáng chất thiết yếu đã mất đi sau nhiều năm cây sinh trưởng, kích thích sự phát triển mới.

“Vương quốc Hoa” phải bị cháy rừng thì mới sống được của Nam Phi: Giàu thực vật gấp 3 lần Amazon
Hầu hết các loài thực vật ở Cape Floral Kingdom đều phải được cháy cứ 10-20 năm một lần.

Có thể làm nguyên liệu chế biến đủ thứ

Trải qua hàng triệu năm, nhà Fynbos cũng đủ tinh ranh để chọn sống trong những vùng đất cát, nghèo dinh dưỡng, đầy nắng gió, nóng bỏng, ít mưa và dễ bắt lửa nhất. Chúng đặc biệt dày đặc trong khu vực phía Tây khô hạn của Cape Floral Kingdom.

Song cái độc đáo của nhà thực vật này là nó không chỉ "để ngắm". Từ thuở xa xưa, người bản địa đã biết phơi khô lá Fynbos để pha nước uống. Còn ngày nay, bạn có thể thấy chiết xuất Fynbos trong đủ các loại nhu yếu phẩm, từ trà cho đến mỹ phẩm, rượu gin.

Trà Fynbos nổi tiếng là giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, chống ung thư. Nó thường được kết hợp với các loại hoa thảo thơm hay hương cam quýt, bạc hà... và bày bán khắp nơi trên thế giới.

Động vật cũng đa dạng không kém

Cape Floral Kingdom cũng không thiếu gì động vật. Dựa vào quần xã Fynbos trải thảm, nó hình thành một hệ động vật "ăn nhờ ở đậu" Fynbos đông đảo, bao gồm 320 loài chim, 22 loài rắn cùng một số loài có vú khác.

Trong số 320 loài chim của Cape Floral Kingdom, có đến 6 loài là đặc hữu, nhưng nổi bật nhất là chim mặt trời (sunbird). Mặc dù chim mái chẳng có gì nổi bật, nhưng con trống thì đẹp rạng ngời. Với sắc lông sặc sỡ, bao gồm đủ màu sắc bắt mắt, từ đỏ đến tím, vàng, da cam, lục, lam, chàm… đều có. Nói chung là lòe loẹt hơn cả cầu vồng.

Ngoài ra, trong Cape Floral Kingdom còn có loài chuột Procavia capensis kỳ dị, nhìn giống hệt chuột lang nhưng lại có họ hàng với… voi Châu Phi. Rồi thì rùa hình học Psammobates geometricus đặc biệt quý hiếm, ếch ma Heleophryne rosei không thể tìm thấy ở bất cứ đâu khác, khỉ đầu chó, chó rừng...

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loài nấm hình người ở Anh

Phát hiện loài nấm hình người ở Anh

Một loài nấm kì lạ có hình dạng trông giống như con người vừa được phát hiện trong một khu rừng có người ở thưa thớt tại Anh quốc.

Đăng ngày: 13/03/2019
Loài nhện độc nhất thế giới giúp quý ông hết yếu sinh lý hơn cả Viagra

Loài nhện độc nhất thế giới giúp quý ông hết yếu sinh lý hơn cả Viagra

Theo nghiên cứu mới nhất, chất độc từ loài nhện độc nhất thế giới có thể giúp phái mạnh điều trị chứng yếu sinh lý.

Đăng ngày: 11/03/2019
Viễn cảnh thảm khốc của thảo nguyên châu Phi

Viễn cảnh thảm khốc của thảo nguyên châu Phi

Mức CO2 ngày càng gia tăng trong khí quyển có thể dẫn đến một viễn cảnh thảm khốc với một phần ba các loài thực vật sinh sống trên thảo nguyên châu Phi bị tuyệt chủng, các nhà khoa học cảnh báo.

Đăng ngày: 07/03/2019
Phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Gia Lai

Phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Gia Lai

Các nhà khoa học Việt Nam vừa công bố loài chuồn chuồn mới ở xã Đắk Roong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

Đăng ngày: 07/03/2019
Nhện lưng đỏ đoạt mạng rắn nâu kịch độc

Nhện lưng đỏ đoạt mạng rắn nâu kịch độc

Nhện lưng đỏ làm tê liệt con rắn nâu lớn gấp nhiều lần và dùng tơ trói chặt nó, chuẩn bị thưởng thức bữa ăn thịnh soạn.

Đăng ngày: 07/03/2019
Tìm ra nhện màu ngọc sapphire, khoa học chưa kịp vui mừng đã có nguy cơ bị phạt nặng

Tìm ra nhện màu ngọc sapphire, khoa học chưa kịp vui mừng đã có nguy cơ bị phạt nặng

Con nhện khổng lồ này là một phát hiện đáng quý với giới khoa học. Tuy nhiên, những người tìm ra nó chưa chắc đã thấy vui.

Đăng ngày: 06/03/2019
Sự thực kỳ thú về cây mộc tặc hình dáng lạ của Việt Nam

Sự thực kỳ thú về cây mộc tặc hình dáng lạ của Việt Nam

Cây mộc tặc còn được biết đến với tên gọi khác là cỏ tháp bút. Loài cây này thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi và trung du Việt Nam, tuy nhiên, cây cũng được trồng ở một số nơi để làm dược liệu.

Đăng ngày: 05/03/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News