Vượt thời gian 13,3 tỉ năm, “hồn ma” vũ trụ nhân 3 trước người Trái đất
Kính viễn vọng không gian tối tân nhất thế giới James Webb đã phát hiện thêm một "hồn ma" cổ xưa của vũ trụ mang tên RX J2129-z95, đến từ thế giới chỉ mới 510 triệu tuổi sau vụ nổ Big Bang.
Nó là một hồn ma vượt thời gian theo nghĩa đen, bởi để ánh sáng từ vật thể truyền đi khoảng cách hàng tỉ năm ánh sáng đến được ống kính của James Webb bay quanh Trái đất, nó cũng đã mất chừng ấy năm.
Hình ảnh thu thập được là hình ảnh thuộc về quá khứ 13,3 tỉ năm trước (vũ trụ khoảng hơn 13,8 tỉ tuổi). Trong hiện tại, RX J2129-z95 có thể đã tan biến từ lâu.
RX J2129-z95 là một thiên hà bé nhỏ đang hình thành sao, một trong những "thủy tổ" của vũ trụ.
RX J2129-z95 bị nhân ba (G1, G2 và G3) trong dữ liệu James Webb - (Ảnh: NASA/ESA/CSA).
"Thể tích của thiên hà bằng khoảng một phần triệu Ngân Hà, nhưng chúng ta có thể thấy rằng nó vẫn đang hình thành với một số lượng sao mỗi năm" - Tiến sĩ Patrick Kelly, nhà thiên văn học từ Đại học Minnesota (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu mới cho biết.
Theo Sci-News, nó có đường kinh chỉ khoảng 106 năm ánh sáng. Để so sánh, thiên hà chứa Trái đất Milky Way (Ngân Hà) có đường kính ít nhất 100.000 năm ánh sáng, chưa tính quầng halo.
"Hồn ma" vừa được "khai quật" từ thế giới cổ xưa này không hiện ra đơn độc, mà làm bối rối các nhà thiên văn bởi 3 hình ảnh bị nhân bản khác nhau.
Chỉ có một cái là thật, còn lại là hai chiếc bóng phản chiếu của nó. Hiện tượng này là do James Webb đã quan sát vật thể cổ xưa này xuyên qua vùng không - thời gian bị bẻ cong do trường hấp dẫn của một vật thể gần hơn, gọi là "thấu kính hấp dẫn".
Thấu kính hấp dẫn lần này được tạo nên bởi một cụm thiên hà khổng lồ, giúp ánh sáng từ vật thể nhỏ bé và cổ xưa sáng hơn 20 lần so với thực tế.
Khám phá này giúp các nhà khoa học hiểu thêm về các thiên hà đầu tiên của vũ trụ, bước khởi đầu cho một loại quá trình hình thành, hủy diệt, sáp nhập... giúp tạo nên thế giới đa dạng của các thiên hà sau này.
Cung cấp cái nhìn về chúng để các nhà khoa học khắp thế giới nghiên cứu cũng là nhiệm vụ chính của James Webb, công trình hơn 9 tỉ USD được phát triển và điều hành chính bởi NASA, với sự hỗ trợ của hai cơ quan vũ trụ châu Âu - Canada là ESA và CSA.
Nghiên cứu mới về RX J2129-z95 vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science.

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất
