WB giúp Việt Nam đối phó nguy cơ lũ lụt ở thành thị
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 14/2 cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam kiểm soát và đối phó với nguy cơ lũ lụt thông qua các khoản vay, hỗ trợ kỹ thuật và phân tích đầu vào.
![]() Cảnh lụt lội tại An Giang |
WB nhấn mạnh Việt Nam có nguy cơ cao trước các thảm họa tự nhiên, trong đó có lũ lụt, và tiến trình đô thị hóa nhanh chóng tại Việt Nam đã dẫn đến nguy cơ lũ lụt đô thị. Cẩm nang mới với chủ đề: "Thành phố và ngập lụt: Hướng dẫn quản lý rủi ro ngập lụt đô thị tổng hợp cho thế kỷ 21" do WB vừa phát hành đã đề xuất một số ưu tiên về chính sách nhằm kiểm soát nguy cơ lũ lụt tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Chiến lược Kinh tế - Xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cùng với Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2011-2015 chỉ rõ tầm nhìn về sự tiến bộ hướng tới một xã hội công nghiệp hiện đại đặc trưng thông qua quá trình đô thị hóa.
Những áp lực của tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu đã đặt người dân đô thị vào những rủi ro cao trước các thảm họa thiên nhiên. Thực trạng này nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của việc xây dựng hệ thống quản lý nguy cơ lũ lụt gắn với quy trình lập kế hoạch thường xuyên của các đô thị.
WB lưu ý rằng từ năm 2009, Việt Nam bắt đầu thực hiện Chương trình quốc gia 12 năm mang tên "Chương trình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng", với đối tượng mục tiêu là khoảng 6.000 xã, huyện dễ bị tổn thương ở khu vực thành thị và nông thôn.
WB đã hỗ trợ 161 triệu USD cho Dự án Quản lý Rủi ro Thiên tai nhằm củng cố hệ thống cảnh báo sớm cũng như cơ sở hạ tầng được sử dụng để giảm nhẹ thiên tai. Ngân hàng cũng đầu tư bổ sung 75 triệu USD trong năm 2010 cho công việc tái thiết sau thiên tai.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
