WHO công bố danh sách 12 siêu vi khuẩn đáng lo ngại nhất

Theo phóng viên tại châu Âu, ngày 27/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố một danh sách 12 nhóm vi khuẩn mà thế giới phải cấp thiết phát triển các loại thuốc kháng sinh mới để đối phó, vì nguy cơ những vi khuẩn này chống lại các phương pháp điều trị hiện nay là rất đáng lo ngại. Nhóm vi khuẩn nguy hiểm nhất bao gồm các vi khuẩn đa kháng.

Dưới đây là danh sách 12 loại vi khuẩn chia thành 3 nhóm xếp theo mức độ nguy hiểm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra ngày 27/2.

Nhóm 1: Đặc biệt nguy hiểm

  • Acinetobacter baumannii, kháng carbapenem: Thường tấn công hệ thống nội tạng chứa nhiều chất lỏng và gây ra các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Pseudomonas aeruginosa, kháng carbapenem: Gây ra một loạt triệu chứng và bệnh tật như viêm phổi, nhiễm trùng da, nhiễm trùng mắt.
  • Enterobacteriaceae, kháng carbapenem và cephalosporin thế hệ 3: Gây ra 50% ca nhiễm khuẩn cần nhập viện mỗi năm như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng máu.

Theo Medical Daily, vi khuẩn trong nhóm này là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người bởi chúng kháng nhiều loại thuốc. Đặc biệt, chúng chống lại carbapenem vốn đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị vi khuẩn kháng thuốc.

Như vậy, không có cách nào để điều trị bệnh do vi khuẩn thuộc nhóm 1 gây ra. Chúng dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.

WHO công bố danh sách 12 siêu vi khuẩn đáng lo ngại nhất
WHO kêu gọi tăng cường phòng ngừa, kiểm soát các nhiễm khuẩn...

Nhóm 2: Mức nguy hiểm cao

  • Enterococcus faecium, kháng vancomycin: Gây nhiễm trùng vết thương và nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Staphylococcus aureus, kháng methicillin: Chịu trách nhiệm về các bệnh dạ dày hay thường gọi là ngộ độc thực phẩm.
  • Helicobacter pylori, kháng clarithromycin: Thường ảnh hưởng dạ dày và có thể dẫn đến loét, viêm dạ dày.
  • Campylobacter, kháng fluoroquinolone: Gây ra một số bệnh dạ dày và tiêu hóa như tiêu chảy, co thắt, đau bụng.
  • Salmonella spp., kháng fluoroquinolone: Kéo đến các triệu chứng như tiêu chảy, sốt, đau bụng.
  • Neisseria gonorrhoeae, kháng cephalosporin thế hệ thứ 3 và fluoroquinolone: Nguyên nhân nhiễm trùng hệ thống sinh sản và dễ dẫn đến vô sinh nếu không được điều trị. Có thể gây nhiễm trùng mắt.

WHO công bố danh sách 12 siêu vi khuẩn đáng lo ngại nhất
Vi khuẩn trong nhóm này là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người.

Nhóm 3: Mức nguy hiểm vừa

  • Streptococcus pneumoniae, không nhạy cảm với penicillin: Gây ra hàng loạt bệnh như viêm phổi, nhiễm trùng tai, viêm xoang.
  • Haemophilus influenzae, kháng ampicillin: Chủ yếu tấn công trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dẫn đến nhiều chứng bệnh từ nhiễm trùng tai đến nhiễm trùng máu.
  • Shigella spp., kháng fluoroquinolone: Gây các bệnh đường ruột đặc trưng bởi triệu chứng tiêu chảy ra máu.

Hiện tại vẫn còn cách để điều trị vi khuẩn nhóm 2 và nhóm 3 nhưng cùng với khả năng biến đổi ngày càng cao, việc chúng kháng toàn bộ thuốc chỉ là vấn đề thời gian.

Liệt kê danh sách trên, WHO hy vọng thúc đẩy chính phủ cùng các công ty dược phẩm phối hợp cùng nhau phát triển các loại thuốc mới nhằm bảo vệ con người trước những loại siêu khuẩn đáng gờm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
Kỹ thuật mới giúp chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết chỉ mất vài giờ

Kỹ thuật mới giúp chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết chỉ mất vài giờ

Tại Mỹ mỗi năm có hơn 1 triệu ca nhiễm khuẩn huyết, hơn 250.000 ca tử vong - đây là căn bệnh giết chết nhiều người hơn cả ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và HIV cộng lại.

Đăng ngày: 28/02/2017
Khi nào táo bón trở nên nguy hiểm?

Khi nào táo bón trở nên nguy hiểm?

Táo bón thường không nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, thủng đường tiêu hóa hoặc cảnh báo tiểu đường.

Đăng ngày: 28/02/2017
Có thể chữa nghiện cocaine khi xóa đi ký ức đau buồn

Có thể chữa nghiện cocaine khi xóa đi ký ức đau buồn

Phát biểu tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Mỹ vì sự tiến bộ của khoa học ở Boston, tiến sĩ Josselyn cho biết có thể điều trị những người bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương bằng cách xóa những ký ức đau buồn.

Đăng ngày: 27/02/2017
Đây là nguyên nhân vì sao người này sáng tạo hơn người kia

Đây là nguyên nhân vì sao người này sáng tạo hơn người kia

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra, nơ ron thần kinh giữa bán cầu não trái và phải của những người có óc sáng tạo cao có sự kết nối chặt chẽ hơn người thường.

Đăng ngày: 27/02/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News