WMO: Hiện tượng thời tiết La Nina sắp chấm dứt
Ngày 23/5, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết hiện tượng thời tiết La Nina gây mưa lớn và bão lụt ở nhiều khu vực và hạn hán ở nhiều nơi trên thế giới sắp kết thúc.
![]() |
Hạn hán tại nhiều nơi trên thế giới. (Nguồn: Internet) |
Cường độ của La Nina tương đối mạnh suốt quý 1/2011 trên các đại dương và rất mạnh trên bầu khí quyển nhưng kể từ tháng Hai đã suy yếu trên các đại dương và nay đang tiến tới chấm dứt vào khoảng cuối tháng Năm.
Bản tin cập nhật mới nhất của WMO nhấn mạnh sự hình thành hiện tượng El Nino hoặc tái diễn hiện tượng La Nina không thể diễn ra vào giữa năm 2011, nhưng không loại trừ các hiện tượng thời tiết này có thể xuất hiện vào nửa cuối năm.
Kịch bản thời thiết khả thi nhất vào giữa năm 2011 là các điều kiện thời tiết trung tính với nhiệt độ trên đại dương, mô hình mưa nhiệt đới và gió tại các khu vực xích đạo của Thái Bình dương gần mức trung bình đo được trong thời gian dài hạn.
Hiện tượng thời tiết La Nina hiện nay bắt đầu từ giữa tháng 7/2010 với đỉnh cao là tháng 1/2011. Nhiệt độ bề mặt khu vực nhiệt đới giữa Thái Bình Dương lạnh hơn 1,5 độ C so với thời kỳ từ tháng 9/2010 đến đầu tháng 3/2011 cho thấy La Nina hiện nay chỉ ở mức mạnh trung bình.
Tuy nhiên, các điều kiện khí quyển như sự thay đổi về sức ép trên bề mặt đại dương, gió và mây… được coi là mạnh nhất so với thế kỷ 20. Vì vậy, do ảnh hưởng của La Nina, mưa cực lớn đã xảy ra ở Indonesia, các khu vực Bắc và Đông Australia, Đông Nam Á và Bắc khu vực Nam Mỹ.
Lượng mưa ở các khu vực xích đạo Đông châu Phi, miền Trung của khu vực Tây Nam Á và Đông Nam khu vực Nam Mỹ chỉ đạt dưới mức lượng mưa trung bình nhiều năm trước đây.
Hiện tượng La Nina bắt nguồn từ nhiệt độ lạnh bất thường trên bề mặt khu vực xích đạo thuộc Trung và Tây Thái Bình Dương. Ngược lại, hiện tượng El Nino bắt nguồn từ nhiệt độ ấm bất thường của bề mặt đại dương cũng trong khu vực này.
Bản tin cập nhật các hiện tượng La Nina và El Nino là sản phẩm đồng thuận giữa WMO và Viện Nghiên cứu thời tiết và xã hội của Mỹ (IRI) trên cơ sở các dữ liệu thu được từ các trung tâm dự báo thời tiết và các chuyên gia khí tượng toàn cầu.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
