World Cup 2022: CĐV trên sân có thể "check" VAR như trọng tài, xem được cả thông số cầu thủ theo thời gian thực

Có thể khẳng định một điều, World Cup 2022 chính là một trong những sự kiện thể thao tầm cỡ thế giới được áp dụng nhiều công nghệ mới nhất hiện nay. Từ công nghệ điều hòa nhiệt độ tiên tiến giúp làm mát sân vận động, cho tới công nghệ bắt việt vị bán tự động hay tích cực chip cảm biến siêu nhạy vào bên trong trái bóng chính thức, chúng đều mang tới những trải nghiệm chưa từng có trước đây tới các cầu thủ từ 32 quốc gia tới tranh tài tại Qatar.

Đáng chú ý, không chỉ hướng tới giới cầu thủ, bản thân FIFA cũng áp dụng một số công nghệ mới nhất dành riêng cho các khán giả nhằm giúp nâng cao trải nghiệm xem đá bóng lên một tầm cao mới với việc ra mắt ứng dụng di động có tên FIFA+.

Áp dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường

So với việc xem World Cup trên TV, việc theo dõi các trận đấu trực tiếp ở sân có rất nhiều điểm khác biệt. Bên cạnh việc không có bình luận, các khán giả có thể…không nhìn rõ được các cầu thủ, hay thậm chí bỏ lỡ một vài tình huống đáng chú ý trên sân chỉ sau vài giây lơ đễnh.

World Cup 2022: CĐV trên sân có thể check VAR như trọng tài, xem được cả thông số cầu thủ theo thời gian thực
Giao diện ứng dụng FIFA+, với công nghệ AR cho phép khán giả theo dõi trận đấu một cách nhập tâm hơn.

Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của ứng dụng FIFA+, khán giả trên sân có thể theo dõi một cách chi tiết hơn các cầu thủ như thể đang xem trước màn hình TV. Theo đó, những chỉ số này không chỉ hiển thị một cách đơn thuần trên màn hình điện thoại. Thay vào đó, chúng được trình diễn bằng công nghệ thực tế ảo tăng cường AR, cho phép bạn có thể theo dõi một cách trực quan và nhập tâm hơn các pha quay chậm bằng hệ thống VAR, hay theo dõi trận đấu ở các góc máy quay khác nhau.

Có tên gọi là FIFA+ Stadium Experience, được biết tính năng được tích hợp trên ứng dụng FIFA+ này chỉ dành riêng cho các khán giả theo dõi các trận cầu trực tiếp tại sân vận động.

Cách sử dụng tính năng này cũng khá đơn giản, khi người dùng chỉ cần bật ứng dụng FIFA+ trên điện thoại của mình, hướng camera về phía sân thi đấu. Một giao diện phụ sẽ hiện lên, cho phép bạn có thể chạm nhẹ vào bất kì cầu thủ nào trên sân (đang hiện trên màn hình điện thoại) để theo dõi thông tin như tên, số áo, hay các chỉ số như tốc độ di chuyển, quãng đường di chuyển, hay bản đồ nhiệt của mỗi cầu thủ theo thời gian thực.

Đặc biệt, tính năng phát lại VAR cũng hữu ích cho các khán giả trên sân, đặc biệt là khi bạn không hiểu rõ về các quyết định của trọng tài.


Đoạn clip quay lại cảnh một cổ động viên sử dụng công nghệ AR của ứng dụng FIFA+ trên sân vận động. (Nguồn: ESPN).

Chẳng hạn như trong tình huống gây tranh cãi ở trận đấu giữa Nhật Bản và Tây Ban Nha ở vòng đấu bảng World Cup 2022, trọng tài ban đầu không công nhận bàn thắng nhưng đã đảo ngược quyết định sau khi VAR cho thấy một phần bóng vẫn nằm trong đường biên. Việc có tùy chọn xem phát lại VAR trên điện thoại có thể giúp người hâm mộ có mặt hiểu rõ được quyết định của trọng tài trong một số tình huống nhất định, đặc biệt nếu họ bỏ lỡ các pha quay chậm trên màn hình lớn của sân.

Ngoài ra, người dùng còn có thể xem lại các đoạn quay chậm hoặc tua một số pha bóng bị bỏ lỡ... Bên cạnh đó, thông tin nổi bật, số liệu thống kê trực tiếp, các bài viết về World Cup cũng được cập nhật nhanh trên ứng dụng.

Ngoài FIFA+, World Cup 2022 còn có ứng dụng FIFA Player, vốn có khả năng cung cấp dữ liệu chi tiết về hiệu suất của từng cầu thủ sau mỗi trận đấu. Đây là lần đầu tiên công nghệ này được áp dụng tại World Cup.

Một công nghệ khác có tên là Feelix Palm cũng được sử dụng trong FIFA World Cup ở Qatar. Bằng cách sử dụng các xung điện, công nghệ này hoạt động thông qua các thiết bị giao tiếp bằng xúc giác ở lòng bàn tay, để truyền các thông điệp giống như chữ nổi đến người khiếm thị, cho phép họ dễ dàng trải nghiệm các trận đấu tại World Cup.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Quốc gia đầu tiên trên thế giới được

Quốc gia đầu tiên trên thế giới được "số hóa" trên metaverse

Tuvalu - đảo quốc nằm trên Thái Bình Dương xây dựng một phiên bản của chính quốc gia này trong metaverse nhằm bảo tồn lịch sử và văn hóa của đất nước.

Đăng ngày: 18/11/2022
Nơi nào cáp quang dễ bị đứt nhất thế giới?

Nơi nào cáp quang dễ bị đứt nhất thế giới?

Đảm nhiệm lưu thông phần lớn Internet toàn cầu, nhưng cáp quang biển lại rất " mong manh", đặc biệt là tuyến cáp đi qua Biển Đỏ giúp kết nối Việt Nam đến thế giới.

Đăng ngày: 07/11/2022
Những từ khóa được google nhiều nhất 10 năm qua

Những từ khóa được google nhiều nhất 10 năm qua

Hiện nay mỗi ngày Google xử lý hơn 3.5 tỷ thao tác tìm kiếm, là công cụ tìm kiếm trên internet lớn nhất thế giới trong 20 năm trở lại đây.

Đăng ngày: 28/10/2022
Cách tùy biến màn hình khóa trên iOS 16

Cách tùy biến màn hình khóa trên iOS 16

iOS 16 cho phép người dùng tùy biến nhiều màn hình khóa khác nhau, thêm widget vào màn hình khóa, tùy chỉnh phông chữ và màu chữ theo sở thích cá nhân.

Đăng ngày: 26/09/2022
Always On Display là gì? Always On Display có tốn pin không?

Always On Display là gì? Always On Display có tốn pin không?

Always On Display là gì? Always On Display có tốn pin không là những điều thắc mắc của không ít người dùng smartphone hiện nay.

Đăng ngày: 08/09/2022
Dynamic Island là gì? Dynamic Island có tác dụng gì trên iPhone 14 Pro?

Dynamic Island là gì? Dynamic Island có tác dụng gì trên iPhone 14 Pro?

Trong sự kiện Far Out vừa diễn ra, Apple đã trình làng một loạt sản phẩm mới trong đó nổi bật nhất là bộ đôi iPhone 14 Pro và 14 Pro Max.

Đăng ngày: 08/09/2022
Tìm hiểu tính năng gọi điện và nhắn tin vệ tinh trên iPhone 14 series

Tìm hiểu tính năng gọi điện và nhắn tin vệ tinh trên iPhone 14 series

Một ngày nào đó bạn đi du lịch và vô tình bị lạc vào khu rừng rậm,... mà bạn cần sự trợ giúp nhưng iPhone không thể bắt được sóng của nhà mạng thì phải làm sao?

Đăng ngày: 08/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News