Xác 337 con cá voi mắc cạn làm thay đổi vịnh biển Chile

Xác hàng trăm con cá voi sei chết tập thể và trôi vào vịnh hẹp ở Chile khiến cảnh quan ven biển thay đổi trong thời gian dài.

Các nhà khoa học phát hiện vụ chết hàng loạt của 337 con cá voi tấm sừng ở một vịnh biển xa xôi thuộc khu vực Patagonia, Chile, năm 2015, theo National Geographic. Nghiên cứu sau đó hé lộ chúng là cá voi sei, một loài cá voi tấm sừng trong nhóm nguy cấp. Tại thời đó, nguyên nhân cá voi chết hàng loạt chưa được làm rõ. Giờ đây, các nhà nghiên cứu nhận định hiện tượng tảo nở hoa hay còn gọi là thủy triều đỏ góp phần gây ra sự kiện.

Katie McConnell, nhà sinh vật học hải dương ở Đại học Oregon, phát hiện xác cá voi khi đang cùng cộng sự xác định và lập danh mục động vật biển không xương sống ở Golfo de Penas. Nhóm của McConnell quyết định thay đổi mục tiêu và làm tư liệu về sự kiện mắc cạn, bao gồm đặt 16 camera tua nhanh để ghi hình xác cá voi phân hủy trong thời gian hai năm.

"Ở biển sâu, mỗi xác cá voi chết là một sự kiện lớn. Chúng có thể thúc đẩy sự sống sinh sôi và cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật trong thời gian dài, nhưng không ai thực sự biết rõ điều gì xảy ra trên bãi biển", McConnell nói. Cá voi dạt vào ven bờ nơi con người sinh sống thường bị chuyển đi sau thời gian ngắn, do đó sự kiện mắc cạn ở Patagonia cung cấp cơ hội hiếm có để nghiên cứu lâu dài hàng trăm xác cá voi.


Sự kiện mắc cạn ở Patagonia cung cấp cơ hội hiếm có để nghiên cứu lâu dài hàng trăm xác cá voi.

Camera hé lộ những đàn chim nhanh chóng đáp xuống xác cá voi để kiếm ăn. Hoạt động vi khuẩn trên da cá voi diễn ra rất nhanh. Khi thủy triều dâng cao, vài xác cá voi bị ngập một phần, cho phép ốc sên, nhím biển và nhiều động vật không xương sống khác dọn sạch thịt thừa, dọn chỗ cho tảo mọc trên xương.

Phân tích cảnh quay cho thấy quá trình phân hủy gồm 5 giai đoạn. Ba giai đoạn đầu là xác tươi, trương phồng và phân hủy tự động diễn ra nhanh nhất, trong khi hai giai đoạn sau là hậu phân hủy và xác khô có thể kéo dài hàng năm cho đến khi xương bị cuốn trôi đi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 23/03/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 23/03/2025
Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Đăng ngày: 08/03/2025
Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Đăng ngày: 28/02/2025
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News