Xác cá "rồng biển" khiến người dân Nhật Bản lo lắng

Ngày 31/1, tỉnh Toyama (Nhật Bản) đã xuất hiện xác loài cá hình thù kỳ dị được gọi là “rồng biển” vốn chỉ sống dưới biển sâu. Việc này khiến người dân địa phương lo lắng về khả năng thảm họa thiên nhiên sắp ập tới.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đưa tin một con cá oarfish dài 4m mắc vào lưới đánh cá tại Imizu, tỉnh Toyama. Con cá oarfish này đã chết và xác được chuyển đến Thủy cung Uozu gần đó để các chuyên gia nghiên cứu. Trước đó 9 ngày, người dân tại Vịnh Toyama cũng phát hiện 2 con cá oarfish.

Xác cá rồng biển khiến người dân Nhật Bản lo lắng
Cá oarfish thường chỉ sống ở vùng biển sâu. (Ảnh: SCMP).

Cá oarfish có phần thân dài màu bạc, thường sống ở vùng biển sâu và hiếm khi nổi lên khu vực gần mặt nước. Theo truyền thuyết, việc loài oarfish xuất hiện trên bờ hoặc vùng biển nông là dấu hiệu thảm họa sắp ập tới. Trong tiếng Nhật, loài cá này có tên ryugu no tukai – "thông điệp từ cung của Vua Rồng" - và được cho là có mối quan hệ với thảm họa thiên nhiên.

Truyền thuyết kể rằng cá oarfish thường nổi lên vùng gần mặt nước trước khi có động đất. Trên thực tế, khoa học hiện đại từng nêu giả thuyết về việc những loài sinh vật sống dưới biển sâu thay đổi hành vi trước khi động đất ập đến.

Năm 2010, ít nhất 10 xác oarfish đã dạt bờ biển miền Bắc Nhật Bản. Đến tháng 3/2011, trận động đất 9 độ Richter kèm theo sóng thần tại Đông Bắc Nhật Bản đã dẫn đến thảm họa kinh hoàng khiến 19.000 người thiệt mạng. Điều này khiến nhiều người dân Nhật Bản lo sợ.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lên tiếng trấn an người dân và khẳng định không có mối liên hệ giữa cá oarfish với động đất.

Giáo sư Hiroyuki Motomura tại Đại học Kagoshima nhận xét: “Tôi cho rằng oarfish thường nổi lên mặt nước khi điều kiện tự nhiên xấu đi, dòng chảy dâng cao, do vậy chúng thường đã chết khi được phát hiện. Chưa có bằng chứng khoa học cho thấy mối liên kết giữa oarfish và thay đổi địa chất, do vậy tôi nghĩ rằng mọi người không cần phải lo lắng”.

Giáo sư Shigeo Aramaki tại Đại học Tokyo khẳng định: “Không cần phải sợ hãi. Tôi chưa thấy thông báo nào về hoạt động địa chất gia tăng tại Nhật Bản trong những tuần gần đây”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Hãi hùng “sát thủ” tí hon dưới lòng đại dương

Hãi hùng “sát thủ” tí hon dưới lòng đại dương

Một du khách Australia đã vô tình giữ một trong những động vật độc hại nhất thế giới trên tay của mình. Rất may mắn là đã không bị thiệt mạng.

Đăng ngày: 31/01/2019
Xuất hiện loài cá mập hiếm ở bờ biển xứ Wales

Xuất hiện loài cá mập hiếm ở bờ biển xứ Wales

Các ngư dân cho biết rằng họ trông thấy con vật bí ẩn ngoài Vịnh Cardigan, ở Kênh đào Bristol và phía bắc Holyhead.

Đăng ngày: 29/01/2019
Phát hiện lươn và cá mập sống được ở vùng nước thiếu ôxy không tưởng

Phát hiện lươn và cá mập sống được ở vùng nước thiếu ôxy không tưởng

Các robot nghiên cứu biển sâu đã phát hiện ra lươn và cá mập có thể sống và phát triển mạnh trong một khu vực biển sâu có nồng độ ôxy cực thấp ở Mỹ.

Đăng ngày: 23/01/2019
Cận cảnh loài cá nhỏ bé “ác mộng” dưới đại dương

Cận cảnh loài cá nhỏ bé “ác mộng” dưới đại dương

Cá miệng rộng Sarcastic fringehead có nguồn gốc từ vùng biển miền Nam California và Baja, Mexico. Chúng được xếp vào loại có thể gây nguy hại cho con người.

Đăng ngày: 22/01/2019
Con cá này xấu đau đớn nhưng người ta vẫn săn bắt nó đến mức sắp tuyệt chủng

Con cá này xấu đau đớn nhưng người ta vẫn săn bắt nó đến mức sắp tuyệt chủng

Xấu nhưng ai cũng thèm muốn. Và vì vậy, kể cả xấu đến mấy cũng cần được bảo tồn.

Đăng ngày: 18/01/2019
Khả năng “nhịn đói” kì lạ của cá mập voi

Khả năng “nhịn đói” kì lạ của cá mập voi

Với trọng lượng gấp ba lần một con voi Châu Phi, tuy nhiên khả năng không cần ăn nhiều ngày của cá mập voi khổng lồ đang khiến các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên.

Đăng ngày: 17/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News