Xác tàu đắm tiết lộ thông tin về những cơn bão lịch sử
Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu các xác tàu đắm nằm dưới biển để có thêm thông tin về những trận bão lớn trong lịch sử.
Mãi đến năm 1851, hoạt động của các cơn bão biển ở Đại Tây Dương mới bắt đầu được ghi lại thành hồ sơ. Vì vậy, để tìm hiểu về các cơn bão xảy ra những năm trước đó, các nhà nghiên cứu phải dựa vào những câu chuyện được người dân kể lại và các dấu hiệu vật lý như các lớp trầm tích dưới đáy hồ, vùng ven biển và các lớp san hô...
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí PNAS (Mỹ), các nhà khoa học đã dựa vào một bằng chứng chính xác hơn, đó là các xác tàu đắm.
Nghiên cứu xác tàu đắm giúp các nhà khoa học có thêm thông tin về các cơn bão trong lịch sử. (Nguồn:Smithsonian).
Nhóm các nhà nghiên cứu của trường Đại học bang Arizona (Mỹ) đã kiểm tra dữ liệu về 657 con tàu đắm mà chính phủ Tây Ban Nha đã ghi lại từ năm 1495 đến 1825 để tìm ra thời điểm các áp thấp bắt đầu được hình thành (trước khi mạnh lên thành bão) ở vùng biển Caribbean.
Họ cũng so sánh các dữ liệu này với những dữ liệu về vòng đời của cây cối trong khu vực. "Việc nghiên cứu vòng đời của cây cho thấy, vào những năm có nhiều tàu đắm tại vùng biển Caribbean, nhiều cây cối ở vùng Florida Keys có dấu hiệu chúng cũng từng bị gió bão tấn công. Các dữ liệu này cũng góp phần cung cấp thêm thông tin về những trận bão biển lịch sử"– nhà nghiên cứu Valerie Trouet (Đại học Arizona) cho biết.
Phương pháp mới này giúp các nhà khoa học biết được chính xác cơn bão ập tới khi nào. Trước kia, người ta đã ước đoán thời điểm bão bằng cách nghiên cứu các lớp trầm tích dưới đáy hồ, nhưng các ước tính có tính chính xác tương đối, với phạm vi khoảng 100 năm. Phương pháp mới thu hẹp phạm vi này xuống đến 10-15 năm và trong một số trường hợp thậm chí, ước tính có độ chính xác tới một năm.
Các xác tàu đắm và dữ liệu về vòng đời của cây cũng cho thấy hoạt động của bão từ năm 1645 đến 1715 đã giảm 75%. Trong thời gian này, các vụ nổ Mặt Trời có xu hướng giảm khiến nhiệt độ bề mặt nước biển lạnh hơn. Mặc dù nguyên nhân tạo nên một cơn bão biển là khá phức tạp nhưng các nhà khoa học tin rằng, nhiệt độ bề mặt nước biển thấp hơn làm giảm hoạt động của bão.

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
