Xác ướp lưỡi vàng 2.000 năm tuổi xuất hiện ở Ai Cập
Các nhà khảo cổ phát hiện ra xác ướp có lưỡi vàng tại khu chôn cất 2.000 năm tuổi ở Ai Cập.
Các nhà khảo cổ tiến hành khai quật tại di chỉ Ai Cập cổ đại Taposiris Magna phát hiện được.
16 xác ướp trong những ngôi mộ bằng đá, trong đó có một ngôi mộ xác ướp lưỡi bằng vàng.
Xác ướp có chiếc lưỡi vàng được bảo quản trong tình trạng tốt.
Nhóm nghiên cứu suy đoán rằng sau khi cắt bỏ lưỡi trong quá trình ướp xác, và được thay thế bằng vật thể dát vàng để người quá cố có thể nói chuyện với thần chết Osiris ở thế giới bên kia.
Các ngôi mộ có niên đại khoảng 2.000 năm, phổ biến trong thời đại Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Trong các ngôi mộ có một số xác ướp, dù các bộ phận đã xuống cấp, nhưng mặt nạ tang lễ bằng đá vẫn còn nguyên vẹn. Điều này cho phép nhóm nghiên cứu xem từng người có ngoại hình như thế nào.
Xác ướp có chiếc lưỡi vàng được bảo quản trong tình trạng tốt, hộp sọ và hầu hết cấu trúc vẫn còn nguyên vẹn. Vật thể bằng vàng sáng lấp lánh bên trong miệng bộ xương.
Cuộc khai quật do các chuyên gia tại Đại học Santo Domingo dẫn dắt, họ đã làm việc tại địa điểm này trong gần một thập kỷ.
Nhóm nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra một số đồng xu bên trong Đền Taposiris Magna có khắc hình khuôn mặt của Nữ hoàng Cleopatra VII.
Ngoài ra, các bức tượng và khuôn viên cho thấy vua Ptolemy IV đã xây dựng ngôi đền ngoạn mục này.
Ptolemy IV Philopator trị vì Ai Cập từ năm 221 đến năm 204 trước Công nguyên. Ông là người quan tâm thực hiện nhiều lễ kỷ niệm và nghi lễ xa hoa. Người ta cho rằng sự suy tàn của triều đại Ptolemaic bắt nguồn từ ông.
- Ảnh chụp bông tuyết có độ phân giải cao nhất
- Dạo biển, bé gái 4 tuổi phát hiện "báu vật" 220 triệu năm
- "Mặt trăng thứ 2" của Trái đất sắp biến mất