"Mặt trăng thứ 2" của Trái đất sắp biến mất
Ngày 2/2, "Mặt Trăng" 2020 SO sẽ có chuyến bay cuối cùng quanh quỹ đạo Trái đất.
Theo NASA, “Mặt Trăng thứ 2” của Trái đất sẽ có chuyển bay quanh Trái đất cuối cùng trước khi trôi dạt mãi mãi vào không gian.
Mặt Trăng thứ 2, hay còn được các nhà thiên văn học gọi với cái tên 2020 SO, là một vật thể nhỏ lọt vào giữa quỹ đạo của Trái đất và Mặt Trăng.
Vật thể này xuất hiện vào tháng 9/2020 và được các nhà khoa học xếp vào danh sách các minimoon. Tuy nhiên, không phải bất kỳ vật thể nào quanh quay Trái đất là cũng được hình thành trong vũ trụ.
Sau hàng thập kỷ bay quanh Trái đất, 2020 SO sẽ biến mất vào ngày 3/3. (Ảnh: NASA/Caltech).
Tháng 12/2020, các nhà khoa học của NASA cho biết 2020 SO hoàn toàn không phải một tảng đá vũ trụ. Thực chất, vật thể này là tàn tích của một động cơ tên lửa đẩy phóng lên không gian từ những năm 1960. Tên lửa này là một trong những thiết bị tham gia sứ mệnh khám phá Mặt Trăng của tổ chức American Surveyor.
Theo EarthSky.org, 2020 SO đã bay sát với Trái đất vào ngày 1/12, một ngày trước khi NASA xác định đây là tàn tích của một tên lửa đẩy. Trước khi rời khỏi quỹ đạo Trái đất và biến mất, 2020 SO sẽ có một vòng bay cuối vào ngày 2/2 sắp tới.
Dự kiến, minimoon 2020 SO sẽ bay quanh Trái đất ở khoảng cách gần nhất khoảng 220.000 km, tương đương 58% chiều dài tính từ Trái đất đến Mặt Trăng. Vật thể này sẽ trôi đi ngay sau đó và rời khỏi quỹ đạo hành tinh của chúng ta vào ngày 3/2.
Để kỉ niệm sự kiện này, Dự án Kính viễn vọng Ảo ở Rome, Italy, sẽ tổ chức một buổi chia tay trực tuyến với 2020 SO.
NASA thông báo vật thể này đã xuất hiện và quay qua Trái đất trong nhiều thập kỷ. 2020 SO thậm chí đã bay sát với Trái đất vào năm 1966, năm mà Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ phóng tàu thăm dò Mặt Trăng Surveyor 2 cùng tên lửa đẩy Centaur vào không gian.
Đây vốn là một chi tiết giúp các nhà khoa học có được manh mối tin rằng 2020 So do con người tạo ra. NASA cũng đồng thời xác nhận điều đó sau khi so sánh cấu trúc hóa học của vật thể với thành phần hóa học của một tên lửa đẩy khác hoạt động từ năm 1971.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
