Khối băng khổng lồ này mô phỏng lại lượng băng mà Trái đất đã mất đi hàng năm

Kể từ năm 1994 đến nay, đã có 1.2 nghìn tỷ tấn băng biến mất mỗi năm.

Con người vẫn đang tiếp tục bàn luận, "mổ xẻ" về hiện tượng băng tan trên Trái đất và một nghiên cứu mới đây đã mô phỏng vấn đề toàn cầu này thông qua hình ảnh một cách đầy ấn tượng.

Tổng số băng đã biến mất trên Trái đất sẽ như một khối băng có độ cao 6.2 dặm (khoảng 10 km) thẳng đứng lên bầu trời, giống như một tấm chắn bao phủ lấy quận Manhattan của thành phố New York, Mỹ và trải dài trên một vùng rộng lớn của New Jersey, từ sân bay Newark đến Jersey City. Đó là số băng mà chúng ta đã đánh mất trung bình mỗi năm khi đốt nhiên liệu hóa thạch trong vòng hai thập kỷ qua. Những tòa nhà chọc trời của Khu Tài chính hoa lệ Manhattan chẳng khác nào những cây tăm xỉa răng khi đem so sánh. Đáng ngại hơn, khối lập phương băng này đang ngày càng phình to do quá trình tan băng bị đẩy nhanh.

Khối băng khổng lồ này mô phỏng lại lượng băng mà Trái đất đã mất đi hàng năm
Hình minh họa tảng băng khổng lồ.

Hình minh họa ở trên nằm trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Cryosphere, nghiên cứu về tình trạng của băng quyển. Một nhóm các nhà khoa học từ khắp Vương quốc Anh đã sử dụng các phép đo vệ tinh và mô hình khí hậu để đánh giá những gì đang xảy ra với băng tuyết ở mọi ngóc ngách trên Trái đất. Trong khi hầu hết các nghiên cứu trước đây tập trung vào băng biển hoặc băng trên đất liền, nghiên cứu lần này xem xét cả hai góc độ để giúp hiểu rõ hơn về lượng băng đã tan biến do biến đổi khí hậu.

"Đã có một nỗ lực quốc tế to lớn nghiên cứu các khu vực riêng lẻ, chẳng hạn như các sông băng trải khắp hành tinh, các tảng băng ở hai cực ở Greenland và Nam Cực, các thềm băng trôi nổi xung quanh Nam Cực và băng biển trôi dạt ở Bắc Cực và Nam Đại Dương. Chúng tôi cảm thấy rằng bây giờ đã có đủ dữ liệu để hợp nhất những nỗ lực đó lại và xem xét tất cả lượng băng đang dần biến mất khỏi hành tinh", Tom Slater, tác giả chính của nghiên cứu và là nhà nghiên cứu về băng tuyết tại Đại học Leeds, cho biết.

Kết quả cho thấy biển băng ở Bắc Cực là nơi băng biến mất nhanh nhất trên hành tinh. Đã có 7.6 nghìn tỷ tấn băng chuyển thành "dạng lỏng" trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2017, một con số khủng khiếp. Tiếp theo là các thềm băng ở Nam Cực, nơi đã chứng kiến ​​6.5 nghìn tỷ tấn băng tan biến, thậm chí là theo kiểu thảm họa. Ví dụ gần đây nhất là Iceberg A68, một tảng băng có kích thước bằng bang Delaware, Mỹ đã xé toạc thềm băng Larsen C vào năm 2017 và kể từ đó trôi dạt ở Nam và Đại Tây Dương.

Những hình thức khác, thầm lặng hơn trong kịch bản đang dần xuất hiện. Nghiên cứu mới đây không chỉ xem xét về khu vực băng, mà còn tập trung vào khối lượng của nó. Những tác động xấu nhất đối với những thềm băng thật ra đang diễn ra bên dưới bề mặt. Các thềm băng nhô ra đại dương, giữ lại các sông băng trên các tảng băng trên đất liền, nhưng ở Tây Nam Cực, các quan sát trực tiếp và từ vệ tinh cho thấy dòng nước ấm đang ăn mòn các thềm băng và cuối cùng khiến chúng sụp đổ. Nếu điều đó xảy ra, mực nước biển sẽ tiếp tục dâng nhanh và không ngừng trong nhiều thế kỷ, băng ở Tây Nam Cực có thể nâng mực nước biển toàn cầu lên hơn 3 mét.

Các sông băng trên đất liền ở Alaska, Himalayas, các sông băng và các tảng băng ở Greenland và những nơi khác cũng là động lực chính khiến mực nước biển dâng cao. Tất cả chúng đều đang dần biến mất với tốc độ đáng báo động. Thêm vào đó, một mối quan tâm cấp bách nữa là sự đe dọa mất nước ở các khu vực phụ thuộc vào sông băng và băng tuyết. Sự biến mất của băng biển và tác động của nó cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống truyền thống ở Bắc Cực. Một kịch bản tồi tệ hơn đó là mực biển không những dâng lên mà còn theo chiều hướng tăng nhanh khi các cơn bão đổ bộ vào bờ, đẩy triều cường đi sâu vào đất liền nhờ tác động thúc đẩy của biến đổi khí hậu. Đáng ngại hơn cả, hiện tượng tan băng chỉ là một khía cạnh nhỏ trong số những thay đổi đang xảy ra.

"Chúng tôi phát hiện ra rằng chỉ cần khoảng 3% lượng nhiệt dư thừa được tạo ra từ khí thải nhà kính đã có thể làm tan chảy toàn bộ lớp băng này, thật ngạc nhiên khi chỉ cần một lượng nhỏ năng lượng đã làm tan chảy một khối lượng lớn băng như vậy. Đó là một ảnh hưởng lớn không hề cân xứng đến môi trường của chúng ta", Slater nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
50 mẹo giúp tạo thói quen sử dụng ít nhựa hơn

50 mẹo giúp tạo thói quen sử dụng ít nhựa hơn

Hiện nay trên thế giới cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi năm 5.000 tỷ túi nilon được tiêu thụ.

Đăng ngày: 30/01/2021
Loạt mây

Loạt mây "đứng yên" nhìn từ vũ trụ

Vệ tinh Landsat 8 chụp ảnh những đám mây hiếm gặp lơ lửng phía trên dãy núi Eisenhower thuộc dãy núi Xuyên Nam Cực.

Đăng ngày: 27/01/2021
Hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy một thực trạng đáng buồn đang xảy ra trên núi Phú Sĩ

Hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy một thực trạng đáng buồn đang xảy ra trên núi Phú Sĩ

Phú Sĩ - đỉnh núi được bao phủ bởi màu trắng của tuyết quanh năm đang ghi nhận tình trạng tuyết rơi thấp nhất từ trước đến nay.

Đăng ngày: 25/01/2021
Sét dị hình xanh nhìn từ độ cao 400km

Sét dị hình xanh nhìn từ độ cao 400km

Thiết bị trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ghi hình 5 chớp sáng xuất hiện trên đỉnh mây, tạo ra các loại sét dị hình hiếm gặp.

Đăng ngày: 24/01/2021
Động đất mạnh 7 độ làm rung chuyển miền Nam Philippines

Động đất mạnh 7 độ làm rung chuyển miền Nam Philippines

Ngày 21/1, một trận động đất mạnh 7,1 độ đã làm rung chuyển các khu vực phía Nam Philippines và chấn động của nó cũng gây ảnh hưởng ở Indonesia.

Đăng ngày: 22/01/2021
Tuyết phủ trắng sa mạc Sahara trong thời tiết -2 độ C

Tuyết phủ trắng sa mạc Sahara trong thời tiết -2 độ C

Sa mạc Sahara trở thành xứ sở tuyết trắng dưới ảnh hưởng của nhiệt độ giảm mạnh từ đầu tháng 1.

Đăng ngày: 19/01/2021
Sử dụng sợi nấm làm vật liệu cách âm thân thiện với môi trường

Sử dụng sợi nấm làm vật liệu cách âm thân thiện với môi trường

Việc sử dụng nấm làm vật liệu trong sản xuất da và bao bì " xanh" đang cho thấy nhiều hứa hẹn.

Đăng ngày: 18/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News