Xây bảo tàng, nhà vũ trụ, tạo điểm hẹn khoa học quốc tế
Hội Gặp gỡ Việt Nam đang phối hợp với Đại học Quốc gia TP HCM cùng Bình Định xây dựng bảo tàng, mô hình nhà vũ trụ tại Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn.
Trao đổi với PV, ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, địa phương đã thống nhất mở rộng mặt bằng Trung tâm ICISE thêm 4 ha để xây dựng nhà mô hình vũ trụ, bảo tàng khoa học. Hiện tại, Hội Gặp gỡ Việt Nam đang phối hợp với Đại học Quốc gia TPHCM cùng các Sở, ngành của tỉnh lập dự án nói trên để trình Chính phủ cho phép đầu tư trong năm tới, ông Lộc nói.
Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) ở phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn. (Ảnh:Trí Tín)
Theo ông Lộc, tỉnh Bình Định cũng đã thông qua mô hình Khu đô thị Khoa học & Giáo dục Quy Hòa bên thành phố biển Quy Nhơn nhằm tạo sự khác biệt trong phát triển du lịch và khoa học, giáo dục, đồng thời sẽ là “điểm hẹn” của khoa học quốc tế.
Theo đề án phác thảo, Khu đô thị này gồm có ba phân khu: Khu vui chơi giải trí cho mọi lứa tuổi, gồm hoạt động vui chơi khoa học, các hoạt động khám phá biển đảo, bảo tàng khoa học, nhà mô hình vũ trụ…; khu hội tụ khoa học gồm ICISE, viện nghiên cứu, trường đào tạo kĩ sư chất lượng cao; và khu resort, biệt thự.
GS Trần Thanh Vân, người sáng lập ra Hội Gặp gỡ Việt Nam, nhấn mạnh các nước phát triển như Pháp, Mỹ, Singapore... đã quan tâm đầu tư các mô hình công viên khoa học, nhà mô hình vũ trụ để mọi người tham quan, trải nghiệm và tìm hiểu những hiện tượng kỳ thú của thiên nhiên, vũ trụ.
Các nhà khoa học trong nước, quốc tế tham gia hội thảo với chủ đề " Vật lý học máy va chạm Hadron lớn và xa hơn" tại Trung tâm ICISE, TP. Quy Nhơn (Bình Định) trong tuần qua. (Ảnh: Đào Tiến Đạt)
GS Vân hy vọng, trong tương lai gần, ICISE trở thành điểm sáng trong khu vực, với các đối tác lớn là các trung tâm nghiên cứu vật lý hàng đầu thế giới, từ đó sớm có đóng góp cho nền khoa học nước nhà, nâng cao vị thế và hình ảnh đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ, cho rằng nhiều năm trước Bộ từng có ý định xây bảo tàng khoa học, nhà mô hình vũ trụ ở TP Đà Lạt nhưng chưa thể triển khai. Giờ đây, Bình Định đã có Trung tâm ICISE quy mô lớn, hàng năm đều có hội nghị, hội thảo thu hút hàng trăm nhà khoa học trong nước, quốc tế tham gia. Nơi đây hội đủ nhiều điều kiện thuận lợi để xây bảo tàng, mô hình nhà vũ trụ góp phần khơi dậy niềm đam mê khoa học cho giới trẻ Việt Nam; đồng thời tạo động lực phát triển chất lượng giáo dục, kinh tế và du lịch địa phương.
Sau tròn một năm đưa vào hoạt động, Trung tâm ICISE ở TP Quy Nhơn (Bình Định) đã đón tiếp nhiều nhà khoa học trong giới vật lý quốc tế, trong đó sáu nhà bác học đoạt giải Nobel và huy chương Fields, nhà khoa học giải Shaw (Nobel phương Đông) và gần 500 giáo sư, tiến sĩ thuộc hơn 30 quốc gia.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
