Xây đường tàu và sân bay, đụng độ 3.500 mộ cổ nằm gần "đội quân đất nung"
Ngay tại điểm khởi đầu Con đường tơ lụa, 2 công trường xây dựng đã biến thành công trường khảo cổ khổng lồ với hàng ngàn ngôi mộ cổ và hiện vật quý giá được khai quật.
Nơi tìm thấy các ngôi mộ cổ chính là thành phố Tây An (thuộc tỉnh Thiểm Tây) nổi tiếng của Trung Quốc. Điều đặc biệt là 2 khu mộ rất gần nơi mà các nhà khảo cổ đã phát hiện ra "đội quân đất nung" của Tần Thủy Hoàng trong thập niên 70 của thế kỷ trước. Chưa rõ các ngôi mộ cổ này và các chiến binh đất nung có mối liên hệ nào hay không.
Hiện trường khai quật - (Ảnh: Cục Di sản văn hóa Thiểm Tây).
Acient Origins cho biết theo thông cáo báo chí của Cục Di sản văn hóa Thiểm Tây, khu vực khảo cổ mới nằm trên một diện tích rộng đến 76 ha, là nơi chính quyền địa phương dự tính xây dựng một đường tàu điện ngầm mới và mở rộng một sân bay gần đó, trong đó một phần sân bay sẽ chồng lên một phần đường tàu điện ngầm được xây bên dưới.
Có tổng cộng 4.600 cụm hiện vật được phát hiện, bao gồm khoảng 3.500 ngôi mộ cổ thuộc nhiều triều đại, có mộ cổ thể có từ thế kỷ thứ 3 sau Công Nguyên. Địa điểm này cũng là nơi khởi đầu cho "Con đường tơ lụa" huyền thoại.
Các nhà khảo cổ đang làm việc ngày đêm - (Ảnh: Cultural Heritage Bureau of ShaanxiCục Di sản văn hóa Thiểm Tây).
Tờ Sputnik News dẫn lời giới chức địa phương cho biết công khám phá thuộc về các công nhân xây dựng. Phát hiện được coi là quan trọng đến mức nhóm khảo cổ phải bỏ qua các ngày nghỉ và làm việc thêm giờ để đem về càng nhiều hiện vật càng tốt, nhằm không làm chậm tiến độ xây dựng đường tàu. Giới chức Trung Quốc cho biết sẽ có các cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để xác định chủ nhân của các mộ cổ cũng như đánh giá lượng đồ tạo tác khổng lồ mà họ khai quật được.
- Phát hiện cột đá bất thường trên Mặt trăng
- Công bố bức ảnh thể hiện 25.000 lỗ đen siêu lớn
- Nền văn minh ngoài Trái đất có đang tìm chúng ta?