Xây khách sạn, đào phải 13 nền văn minh cổ đại

Một khách sạn tại Thổ Nhĩ Kỳ phải mất 10 năm để xây xong bởi hàng loạt di tích thuộc về 13 nền văn minh khác nhau lần lượt lộ ra khiến họ phải đảo lộn thiết kế để bảo tồn.

Doanh nhân Necmi Asfuroğlu, chủ của khách sạn Antakya Museum Hotel (tức "Khách sạn Bảo tàng Antakya") vừa khánh thành tại Antioch (Thổ Nhĩ Kỳ), chia sẻ với báo giới về 10 năm ông và các cộng sự vừa trải qua, khi công trình khách sạn sang trọng vô tình biến thành cuộc khai quật khảo cổ vĩ đại.

Xây khách sạn, đào phải 13 nền văn minh cổ đại
Các kiến trúc hiện đại nằm len lỏi ở những nơi không có di tích nhằm bảo tồn những gì thuộc về các nền văn minh cổ xưa - (ảnh: The Museum Hotel Antakya).

Đến nay, sau 10 năm khai quật và xây dựng, các nhà khảo cổ và các kỹ sư đã thu thập được vô số cổ vật quý giá từ 13 nền văn minh khác nhau từng tồn tại trên đất nước Thổ Nhĩ Kỳ từ 2.000 năm trước.

Câu chuyện bắt đầu từ tận năm 2009, khi dự án khách sạn được khởi công trên khu đất rộng khoảng 200.000m2 ở trung tâm Antioch (một thành phố có lịch sử từ thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên).

Xây khách sạn, đào phải 13 nền văn minh cổ đại
Một bức tường thuộc về thành phố cổ được khai quật - (ảnh: The Museum Hotel Antakya).

Xây khách sạn, đào phải 13 nền văn minh cổ đại
Bản đồ khu đất với phần màu vàng là khu nhà chính của khách sạn, các phần ghi chú màu đỏ là nơi quy tụ nhiều di tích nhất - (ảnh: The Museum Hotel Antakya).

Ngay từ khi tầng hầm, các công nhân đã phát hiện ra những tàn tích kỳ lạ như cổ vật bên dưới khu đất. Các nhà khoa học được mời tới. Cuộc khảo cổ tiếp tục được mở rộng khi các tàn tích khác tiếp tục được phát hiện trong khu đất.

Di tích của 13 nền văn minh cổ xưa và đầy bí ẩn liên tục được hé lộ khi các nhà khảo cổ và công nhân thận trọng đào thêm. Đáng nói nhất có thể kể đến một mê cung bằng đá vĩ đại cuối thời La Mã, mang dấu tích văn hóa Địa Trung Hải cổ đại, khi những người nói tiếng Latin, Hy Lạp và Aramaric đến đây để buôn bán vàng, gia vị và giao lưu tôn giáo. Ngoài ra, còn có vết tích chồng chéo của những thành phố cổ trù phú từng tọa lạc nơi đây.

Xây khách sạn, đào phải 13 nền văn minh cổ đại
Sàn nhà nghệ thuật bằng đá đẹp - (ảnh: The Museum Hotel Antakya)

Xây khách sạn, đào phải 13 nền văn minh cổ đại
Ảnh: The Museum Hotel Antakya.

Toàn bộ khu vực chứa các di tích rộng lớn đến nỗi nếu muốn bản tồn chúng, bản thiết kế khách sạn sang trọng mà người chủ mơ ước không còn khả thi. Thế nhưng, vị doanh nhân đã quyết định "chơi lớn" bằng cách đồng hành với các nhà khảo cổ, dành hẳn 3 năm để tạo nên một thiết kế mới không tổn hại đến lịch sử cổ xưa.

Công ty kiến trúc Emre Arolat Architecture, đơn vị thi công khách sạn, đã cùng các nhà khảo cổ xác định được một khu vực không có di tích trong khu đất, là vị trí cũ của lòng sông khô cạn Parmenius. Đó là nơi khu vực chính của khách sạn xây dựng nên. Tận dụng một số khoảng đất không có di tích khác, khách sạn Bảo tàng Antakya được xây dựng nên với sự kết hợp hiếm có, nơi du khách có thể vừa nghỉ dưỡng vừa đi tham quan các kiến trúc cổ xưa được bảo tồn nguyên vẹn.

Sau 1 thập kỷ vừa khảo cổ vừa xây dựng, khách sạn Bảo tàng Antakya vừa mở cửa đón khách.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn nơi chôn cất “huyền bí” 4.000 năm tuổi ở Anh

Bí ẩn nơi chôn cất “huyền bí” 4.000 năm tuổi ở Anh

Các nhà khảo cổ đang khai quật một số ngôi mộ cổ có niên đại 4.000 năm tuổi trên một hòn đảo của Anh được cho có liên quan đến nhiều yếu tố thần thoại với trật tự bí ẩn của các thầy tu được gọi là Druids.

Đăng ngày: 29/06/2019
Loài chim thời tiền sử nặng nửa tấn và cao 3,5m

Loài chim thời tiền sử nặng nửa tấn và cao 3,5m

Các chuyên gia phát hiện loài chim khổng lồ chạy rất nhanh, sống cách đây 1,5-2 triệu năm, có thể từng là mục tiêu của thợ săn thời tiền sử.

Đăng ngày: 28/06/2019
Cyprus lần đầu tiên tìm thấy một xác tàu đắm thời La Mã

Cyprus lần đầu tiên tìm thấy một xác tàu đắm thời La Mã

Bộ Cổ vật Cyprus ngày 27/6 cho biết địa điểm phát hiện xác tàu đắm nằm ở vùng biển phía Đông Nam đảo Cyprus, gần khu nghỉ dưỡng được nhiều người biết đến Protaras.

Đăng ngày: 28/06/2019
Phát hiện loài khủng long ăn thịt mới từng sống ở sa mạc

Phát hiện loài khủng long ăn thịt mới từng sống ở sa mạc

Hóa thạch ở miền nam Brazil hé lộ loài khủng long ăn thịt cỡ nhỏ mới thích nghi tốt với môi trường sa mạc.

Đăng ngày: 27/06/2019
Sững sờ trước

Sững sờ trước "Atlantis Nga" chìm sâu dưới hồ nước

Một thành phố chìm "Atlantis Nga" đã được các nhà khảo cổ nước này tìm thấy mới đây

Đăng ngày: 27/06/2019
Khẳng định giá trị khảo cổ

Khẳng định giá trị khảo cổ "nơi phát phúc" của hoàng tộc triều Nguyễn

Tại xã Hà Long, huyện Hà Trung, Viện Khảo cổ học phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ học tại Khu di tích Lăng miếu Triệu Tường.

Đăng ngày: 26/06/2019
Phát hiện xương khủng long ba sừng 68 triệu năm tuổi

Phát hiện xương khủng long ba sừng 68 triệu năm tuổi

Trong khi thi công, các công nhân đã tìm thấy những chiếc xương khủng long ba sừng trưởng thành tại ngoại ô Denver, Mỹ.

Đăng ngày: 25/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News