Xây khu bảo tồn thiên nhiên tại quê hương Hải đội Hoàng Sa
Các nhà khoa học đề nghị xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên cho vùng biển huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), do hệ sinh thái biển ở đây đang bị tác động mạnh bởi thiên tai và tình trạng khai thác ồ ạt của con người.
Đề xuất này được nhiều nhà khoa học đưa ra tại hội thảo về đề tài Điều tra, đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái, xây dựng luận cứ khoa học đề xuất dự án khu bảo tồn thiên nhiên biển phục vụ du lịch ở vùng biển ven bờ huyện Lý Sơn, sáng 18/8.
Chủ nhiệm đề tài, PGS-TS Vũ Thanh Ca, Phó Viện Trưởng Nghiên cứu Quản lý biển và hải đảo cho biết, sau một năm khảo sát, nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện ở huyện đảo Lý Sơn có 685 loài động, thực vật. Trong đó có 150 loài cá, 94 loài thân mềm, 15 loài giáp xác, 36 loài san hô, 150 loài rong biển.
Hòn Đụn, thắng cảnh hấp dẫn du khách ở xã An Bình (đảo Bé), huyện đảo Lý Sơn.
Ảnh: Trí Tín
Xung quanh đảo có rạn san hô và cỏ biển là hai kiểu sinh thái đặc trưng. Nơi đây còn là môi trường sinh sống của nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như cá, tôm hùm, rùa biển, san hô xanh, san hô đen, bào ngư, trai tai tượng... "Tuy nhiên, hiện nay hệ sinh thái ở huyện đảo đang bị phá hủy từng ngày do tác động xấu của thiên nhiên và con người", ông Ca nhận định.
Theo ông Ca, việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên biển tại đảo Lý Sơn sẽ giúp bảo tồn và khôi phục tính nguyên vẹn của các giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, sự trong lành của môi trường sinh thái đảo Lý Sơn.
Dự kiến đề tài nghiên cứu này sẽ kết thúc vào cuối năm 2011.
Gần 200 năm trước, từ đảo Lý Sơn, nhiều dân binh thừa lệnh vua triều Nguyễn đã tập hợp nhau giong buồm ra quần đảo Hoàng Sa để đo đạc, cắm mốc chủ quyền quốc gia, bảo vệ biển đảo. Từ đó, những đội dân binh này mang tên Hải đội Hoàng Sa và được lưu truyền, ghi nhớ công ơn đến ngày nay.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
