Xe quét đường dùng công nghệ hybrid
Không chỉ có trên xe hơi chở người, công nghệ truyền động hybrid-điện cũng đã xuất hiện trên các phương tiện công cộng như chiếc xe quét đường.
Xe quét đường dùng công nghệ hybrid: hoạt động hiệu quả hơn, giữ môi trường xanh hơn
Đây là một sản phẩm hợp tác giữa phòng thí nghiệm khoa học và công nghệ vật liệu liên bang Thụy Sĩ (EMPA) cùng trường đại học công nghệ Zurich (ETH Zurich) và công ty sản xuất phương tiện đô thị Bucher Municipal. Với công nghệ này, chiếc xe có thể vận hành hiệu quả hơn, tiêu hao năng lượng chỉ bằng 1 nửa so với các phương tiện chạy diesel-thủy lực và giảm hơn 60% lượng khí thải.
Mục tiêu chính của dự án là nhằm mang lại một phương tiện sạch hơn và hiệu quả hơn thay cho những chiếc xe quét đường chạy diesel trong khi vẫn giữ được chi phí sản xuất và vận hành tương đương với các công nghệ hiện tại.
Vậy tại sao lại là xe quét đường?
Các phương tiện này thường hoạt động khoảng 7 giờ mỗi ngày và tiêu thụ đến 10.000 lít diesel mỗi năm, gấp 10 lần so với một chiếc xe hơi chở người, nhóm phát triển cho biết.
Trong khi chi phí nâng cấp cho các phương tiện này có thể cao hơn thì chi phí vận hành sẽ được bù lại nhờ sử dụng khí tự nhiên. Chiếc xe được trang bị một động cơ chạy khí tự nhiên kèm một máy phát điện đóng vai trò là nguồn dẫn động. Động cơ này tiêu thụ ít nhiên liệu hơn 50% và chứa ít carbon hơn qua đó giảm thiểu đáng kể khí thải nhà kính.
Nhóm phát triển dự đoán rằng nếu sử dụng hỗn hợp khí sinh học, chiếc xe quét đường nói trên thậm chí còn thân thiện với môi trường hơn. Ngoài ra, nhờ thiết kế mô-đun, các nguồn năng lượng khác cũng có thể được dùng trên chiếc xe này bao gồm hệ thống dẫn động chạy điện hoàn toàn hay pin nhiên liệu hydro.
Bộ phận quản lý của Bucher Municipal hiện đã lên kế hoạch phát triển hoàn thiện hơn nền tảng mô-đun của phương tiện và xem xét các quy trình sản xuất cần thiết để đưa phương tiện ra thị trường trong tương lai gần.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
