Xem các 'chiến binh' chuột dò mìn

Tổ chức phi chính phủ Hà Lan APOPO đã huấn luyện các "chiến binh" chuột giúp dọn dẹp những bãi mìn ở Tanzania và Mozambique.

>>> Quân đội Mỹ quan tâm đến chuột “công binh” Tanzania

Một con chuột nhắt được trang bị dây bảo hộ đang không ngừng khịt khịt cái mũi nhọn của nó, thám thính một cánh đồng - nơi nó được Tổ chức phi chính phủ Hà Lan APOPO ở Tanzania huấn luyện để phát hiện các bãi mìn chết người. Các con chuột khác từng "tốt nghiệp" khóa học tương tự dưới cùng một dự án, đã giúp dọn dẹp các dải đất rộng lớn "dính" mìn ở nước Mozambique láng giềng. (Ảnh: Getty Images).

Con chuột 2 tháng tuổi này đang bước đi loạng choạng xuyên qua vạt cỏ. Theo sau là hai huấn luyện viên đang kéo một thanh chắn nhằm dạy nó đi tiến, đi lui xuyên qua vạt cỏ theo các đường thẳng. (Ảnh: Getty Images).

Tổ chức APOPO phát hiện thấy rằng, với khứu giác chuẩn xác và dễ dàng bị kích thích bằng thức ăn, các con chuột túi châu Phi to lớn tỏ ra hiệu quả cao trong việc dò tìm mìn. (Ảnh: Getty Images).

Các con vật gặm nhấm được đào tạo để phát hiện chất nổ TNT trong các bãi mìn thông qua phương pháp tâm lý hành vi: một tiếng lách cách báo hiệu một phần thưởng thức ăn bất cứ khi nào thực hiện việc phát hiện chính xác. (Ảnh: Getty Images).

"Dò tìm là phần khó, nguy hiểm và tốn kém nhất của việc dọn dẹp mìn. Vì chuột dễ đào tạo hơn chó nhiều nên sử dụng chuột trong môi trường này là phù hợp hơn cả", Bart Weetjens, người sáng lập tổ chức APOPO, cho biết. (Ảnh: Getty Images).

Hai kỹ thuật viên dò mìn phải mất tới một ngày mới dọn dẹp xong một bãi mìn có diện tích 200 mét vuông. Tuy nhiên, nếu được 2 con chuột hỗ trợ, họ có thể hoàn thành công việc nguy hiểm này trong vòng 2 giờ đồng hồ. "Bọn chuột rất hiệu quả. Chúng tôi đã thu được các tỉ lệ thành công cao. Cho tới hiện tại, các con chuột đã giúp tái mở gần 2 triệu mét vuông đất ở Mozambique", ông Bart Weetjens tiết lộ. (Ảnh: Getty Images).


Hình ảnh chiến binh chuột được huấn luyện để dò mìn.

Các con chuột khác trong cùng dự án đang trải qua một kiểu huấn luyện khác: Chúng học phát hiện bệnh lao trong các mẫu đờm dãi ở phòng thí nghiệm, mang tới lượt kiểm nghiệm thứ hai cho các bệnh viện ở Tanzania, nơi việc kiểm tra trong phòng thí nghiệm chỉ đạt độ chính xác có 60%. (Ảnh: Getty Images).

Việc đào tạo bắt đầu khi chuột con được 4 tuần tuổi. Khi đó, chúng sẽ được tiếp xúc với con người để tránh sự sợ hãi đối với người và các môi trường mới. Sau đó, chúng sẽ được dạy kết nối tiếng một lách cách với thức ăn. (Ảnh: Getty Images).

Một khi đạt được điều này, chuột sẽ được huấn luyện để phân biệt mùi thuốc nổ TNT với các mùi khác. Khi chúng đã có khả năng phân biệt thành công, tiếng lách cách lại vang lên và chúng được thưởng một mẩu chuối nhỏ, sau đó là sự tái lặp mối liên hệ giữa việc nhận diện TNT tích cực và thức ăn. (Ảnh: Getty Images).

Tổng cộng, một con chuột mất 9 tháng "khổ luyện" cả ở trong và ngoài bãi mìn để có thể tốt nghiệp và được điều động hỗ trợ dò mìn thật. (Ảnh: Getty Images).

"Công việc này không dễ dàng. Bạn phải rất kiên nhẫn. Đôi khi tôi phát cáu, nhưng sau đó tự nói với bản thân mình rằng chúng chỉ là những con vật và việc tôi đang làm có thể cứu được tính mạng nhiều người", huấn luyện viên Abdullah Mchomvu kể. (Ảnh: Getty Images).

Tổ chức APOPO thậm chí đã xúc tiến dự án "Nhận nuôi một con chuột", trong đó các cá nhân và tổ chức có thể góp phần nuôi dưỡng và huấn luyện một con chuột "chiến binh", rồi nhận giấy chứng nhận và các thư điện tử cập nhật về việc huấn luyện hoặc nghề của con vật này. (Ảnh: Getty Images).

Người sáng lập tổ chức APOPO nói, mục tiêu tiếp theo sẽ là sử dụng các con chuột đánh hơi phát hiện ra ma túy hoặc để tìm kiếm các nạn nhân của những thảm họa như động đất hoặc sập nhà. (Ảnh: Getty Images).

Loading...
TIN CŨ HƠN
18 ảo ảnh quang học khiến bạn dễ điên đầu

18 ảo ảnh quang học khiến bạn dễ điên đầu

Trong lúc câu chuyện về chiếc váy gây xôn xao trên Internet trong thời gian vừa qua vẫn đang là một vấn đề còn tranh cãi. Những ảo ảnh quang học được giới thiệu trong bài viết dưới đây sẽ lại một lần nữa cho thấy sự kỳ diệu của nhiều hiện tượng vật lý mà chúng ta chưa thể biết hết được.

Đăng ngày: 14/05/2025
Cận cảnh sinh vật đuôi dài

Cận cảnh sinh vật đuôi dài "bạc phận" ở Việt Nam

Ở Việt Nam, con vật có hình dạng “không giống ai” này thường bị “thảm sát”, trong khi người Âu Mỹ lại coi chúng như một sinh vật cảnh độc đáo.

Đăng ngày: 09/05/2025
Bộ ảnh con người nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ

Bộ ảnh con người nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ

Sự hùng vĩ của thiên nhiên khiến cho con người phải xách balo lên và tìm về những nơi ấy, nơi để tâm hồn ta hòa quyện với đất trời, để thấy mình nhỏ bé giữa thiên nhiên bao la.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngắm những hình ảnh tuyết rơi mùa đông đẹp nhất trên khắp thế giới

Ngắm những hình ảnh tuyết rơi mùa đông đẹp nhất trên khắp thế giới

Hình ảnh về tuyết rơi mùa đông trắng xóa bao phủ một màu trắng khắp các ngôi nhà, rừng cây cho ta cảm giác thật đẹp, không gian tĩnh mịch và mong muốn được một lần được chơi đùa dưới trời mưa tuyết.

Đăng ngày: 07/05/2025
Chùm ảnh về phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60

Chùm ảnh về phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60

Làn sóng biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam rầm rộ trong lòng nước Mỹ và nhiều nước khác đã truyền đi thông điệp phản chiến mạnh mẽ những năm 60 và đầu 70, là một trong các nhân tố quan trọng dẫn đến kết thúc cuộc chiến cách đây tròn 40 năm.

Đăng ngày: 03/05/2025
Bọ rùa vàng với khả năng “biến hình” cực độc

Bọ rùa vàng với khả năng “biến hình” cực độc

Bằng cách thay đổi hệ thống luân chuyển mạch trong cơ thể, bọ rùa vàng sẽ biến đổi hình dạng tùy vào môi trường.

Đăng ngày: 26/04/2025
Vẻ đẹp hoang dại của loài sói trắng Bắc cực

Vẻ đẹp hoang dại của loài sói trắng Bắc cực

Sói Bắc cực là loài sói duy nhất may mắn chưa nằm trong danh sách bị đe dọa do nơi ở của chúng quá khắc nghiệt với con người.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News