Xem màn trình diễn chao lượn hoverboard trên không với tốc độ lên tới 160km/h
Di chuyển trên mặt đất xưa rồi, hoverboard giờ đây đã được biến tấu trở thành một phương tiện di chuyển trên không điêu luyện chẳng hề thua kém những chiếc flyboard (phương tiện bay cá nhân dùng lực đẩy của nước).
Frank Zapataz là một nghệ sỹ chuyên trình diễn các pha mạo hiểm trên hoverboard, jetpack (bộ quần áo phản lực) hoặc bất kỳ hệ thống động nào khác. Trong màn trình diễn mới nhất của mình, Zapataz đã thử bay trên chiếc hoverboard và lao đi với tốc độ lên tới 160km/h.
Tốc độ tối đa của chiếc hoverboard này đủ sức để vượt mặt cả những chiếc xe hơi thông thường.
Chiếc hoverboard mà Zapataz đứng trên đó có hình dáng hoàn toàn khác với những chiếc hoverboard hoặc jetpack thông thường.
Anh chàng Zapata chia sẻ, hệ thống hoverboard mà anh di chuyển được cấu tạo gồm 3 phần: phần thân, bình nhiên liệu và bộ điều khiển từ xa. Dưới phần thân của hoverboard là bộ 4 động cơ turbo có công suất 250 mã lực/động cơ. Bên trong là hệ thống bảng mạch logic giúp cân bằng hoverboard khi trọng lượng thay đổi trong lúc di chuyển trên không.
Những pha trình diễn mạo hiểm trên không trung đòi hỏi khả năng xử lý cân bằng cực kỳ tốt.
Zapata hiện sống tại Pháp và khá nổi tiếng với các video trình diễn mạo hiểm trên YouTube. Tuy nhiên cũng có nhiều người cho rằng, các màn trình diễn của Zapata chỉ là lừa đảo. Trong khi đó nhiều người cho rằng, đây là một phong cách biên tập video đỉnh cao.
Dưới đây là màn trình diễn trên không trung đặc sắc cùng chiếc hoverboard của Zapata:
Xem màn trình diễn chao lượn hoverboard trên cao với tốc độ lên tới 160km/h.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
