Xem tuyết lở giữa mùa hè
Một trận tuyết lở trong mùa hè diễn ra vào ngày 25/6/2011 tại núi Rainier thuộc bang Washington, Mỹ được đăng tải trên YouTube đã thu hút hơn 38.000 lượt người xem vì sự hy hữu của nó.
Núi Rainier, nơi xảy ra trận tuyết lở.
Núi Rainier cao 4.392 mét. Đây là một ngọn núi lửa còn hoạt động và không ổn định. Ngọn núi này và khu vực xung quanh được bảo vệ trong Công viên quốc gia núi Rainier.
Theo mô tả của tạp chí Ouramazingplanet, đoạn phim cho thấy rặng đá và băng tuyết phủ trên đỉnh núi nguyên sơ Rainier đổ ầm xuống, cuốn tung lên các mảnh vỡ và mảng bụi khổng lồ.
Bài báo đăng trên tờ The Seattle Times (Mỹ) cho biết những mảng băng tuyết bắt đầu rơi xuống là từ trên sông băng Nisqually thuộc phía nam của ngọn núi này.
Không có cư dân bị tổn thương do trận tuyết lở gây ra, nhưng một nhóm các nhà leo núi phải chạy trốn khi đám bụi cuốn vào lều của họ.
“Chúng tôi đã từng chứng kiến nhiều trận tuyết lở giống như thế này của núi Rainier trong 20 năm qua”, chuyên gia leo núi hàng đầu Stefan Lofgren tại Công viên quốc gia núi Rainier nói.
Ngoài đám bụi và tuyết, đoạn phim còn cho thấy từng dòng chảy bùn (lahar) màu nâu tuôn trào xuống, điều này cho thấy sự nguy hiểm của núi lửa Rainier ngay cả khi chúng không đang hoạt động.
Các nhà khoa học cho hay nguyên nhân các trận tuyết lở và dòng bùn tuôn chảy thường xuất hiện tại núi lửa Rainier có thể là do tuyết rơi dày và khí hậu ngày càng ấm lên làm sông băng tan chảy trên sườn núi này.
Xem video trận tuyết lở tại núi Rainier

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
