Xét nghiệm cá heo, bất ngờ tìm ra các hóa chất kinh khủng nhất từ trước đến nay
Nên thừa nhận thẳng thắn rằng những hành động hủy hoại môi trường của loài người đã thực sự khiến loài sinh vật này chìm vào bể khổ.
Hết chim biển, rùa biển, giờ lại đến loài cá heo mũi chai (bottlenose dolphin) sắp bị giết chết bởi rác nhựa. Đó là những gì được công bố trong nghiên cứu mới nhất của ĐH Charleston (Mỹ).
Cụ thể, các chuyên gia cho biết hơn 70% cá heo sinh sống ở vùng biển Florida có chứa rất nhiều hóa chất, mỹ phẩm và nhựa bên trong cơ thể. Nghiêm trọng hơn, đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử các nhà khoa học phát hiện có dấu vết của phthalate - một loại hóa chất cực kỳ kinh khủng - xuất hiện trong nước tiểu của cá heo với hàm lượng rất lớn.
Số cá heo chết dạt vào bờ biển Florida đang tăng nhanh những năm gần đây.
Theo đó thì trong giai đoạn 2016 - 2017, các nhà nghiên cứu đã thu thập và xét nghiệm nước tiểu của 17 con cá heo ở Vịnh Sarasota (Florida, Mỹ). Họ đã sửng sốt khi tìm thấy hàm lượng các chất chuyển hóa của phthalate trong nước tiểu chúng, bao gồm DEHP (di-2-ethylhexyl phthalate) và DEP (diethyl phthalate).
Chắc bạn chưa biết, phthalate tồn tại khắp nơi xung quanh chúng ta. Đây là loại hóa chất được dùng phổ biển trong sản xuất nhựa, giúp tạo ra tính mềm dẻo và độ bền chắc cho sản phẩm. Ngoài ra, phthalates cũng được dùng để ổn định màu sắc và hương thơm của một số loại mỹ phẩm như sơn móng tay, xịt tóc, dầu gội, nước hoa,...
Giáo sư Leslie Hart, tác giả nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi đang nỗ lực kiểm tra hàm lượng các chất chuyển hóa trong cơ thể cá heo. Có thể đây là những dấu hiệu cảnh báo cho thấy cơ thể cá heo đã bị nhiễm độc tại chính môi trường biển".
"Những hóa chất độc hại này có thể đến từ hành vi thải trái phép của các đô thị, xí nghiệp, công ty. Cùng với ô nhiễm nhựa, những chất độc hại này đang hủy diệt các loài sinh vật biển" – Hart chia sẻ.
Cá heo mũi chai sắp bị giết chết bởi rác nhựa.
Vậy phthalate độc hại như thế nào?
Dành cho những ai chưa biết, phthalate là nhân tố gây nên các dị tật bẩm sinh ở thai nhi, làm rối loạn hành vi ở trẻ nhỏ và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Vì gây ra nhiều nguy cơ tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người nên phthalate đã bị cấm sử dụng ở nhiều thị trường trên thế giới.
Nguy hiểm đối với con người là thế, huống chi là đối với loài cá heo! Tuy nhiên, có một sự thật phũ phàng rằng các nhà khoa học chỉ mới biết và hiểu một phần về những tác hại kinh khủng loại hóa chất này mà thôi.
Theo Gina Ylitalo - chuyên gia từ Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương (Mỹ) chia sẻ thẳng thắn: "Không riêng loài cá heo, bất kỳ động vật nào sinh sống gần bờ biển đều có thể bị phơi nhiễm".
Tình trạng này thật sự đã dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta về những hành động vô trách nhiệm với tự nhiên, đang khiến cho hàng loạt các loài sinh vật biển bị hủy diệt.

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới
Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Lý do không thủy cung nào dám nuôi "sát thủ đại dương"
Cá mập trắng rất khó thích nghi với cuộc sống ở thủy cung vì nhiều lý do như chế độ ăn, không gian hạn chế và tác động từ môi trường bên ngoài, theo IFL Science.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Quái vật ăn thịt mõm kiếm dài, sắc nhọn săn mồi nhanh kỷ lục đại dương
Cá buồm thường được cho là loài cá bơi nhanh nhất đại dương và cạnh tranh sát sao với chúng là cá ngừ vây xanh.
