Xi măng Novacem sẽ thay thế xi măng Portland?

Với sự phát thải khí CO2 quá lớn do quá trình sản xuất xi măng từ đá vôi, nhà khoa học Nikolaos đã phát triển loại xi măng xanh có khả năng hấp thụ CO2.

Việc sản xuất xi măng làm bê tông gồm nhiều công đoạn: nung nóng đá vôi nghiền nhỏ, đất sét và cát tới nhiệt độ 1.450 độ C bằng nhiên liệu như than đá, khí tự nhiên.

Quá trình đó tạo ra lượng CO2 vô cùng lớn. Sản xuất một tấn xi măng loại này (xi măng Portland) giải phóng 650 - 920 kg CO2. Chính 2,8 tỷ tấn xi măng sản xuất trên toàn thế giới năm 2009 chiếm 5 % tổng lượng khí CO2 phát thải.

Do đó, nhà nghiên cứu Nikolaos Vlasopoulos đã thử nghiệm phương pháp sản xuất mới nhằm loại bỏ sự phát thải của quá trình sản xuất xi măng. Nó sẽ hấp thụ một phần lượng CO2 phát ra, ước tính khoảng 100 kg mỗi tấn xi măng. Loại xi măng mới có tên gọi là Novacem.

Ông phát hiện ra công thức của xi măng Novacem từ khi còn là sinh viên trường ĐH Hoàng gia London (Anh). Vlasopoulos nói: “Tôi đã nghiên cứu nhiều loại xi măng sản xuất bằng cách trộn ma giê ô xít với xi măng Portland và nhận ra, khi thêm nước vào hỗn hợp ma giê mà không cần đá vôi (chứa nhiều CaCO3, chất khi nung sẽ sinh ra CO2). Loại xi măng mới có độ cứng như mong muốn, nhất là khi đốt trong khí ga."

Loại xi măng Novacem có chất lượng không thua kém gì so với xi măng thông thường từ đá vôi.

Vlasopoulos đang xác định chính xác công thức để sản phẩm Novacem sản xuất ra có chất lượng tương đương với xi măng làm từ đá vôi.

Một nghiên cứu khác của Calera, công ty ở California (Mỹ) nhằm giảm lượng khí CO2 của xi măng Portland. Tuy nhiên, loại xi măng Calera mới có xu hướng bổ sung cho Portland hơn là trở thành loại thay thế như Novacem.

Xi măng Novacem phải đối mặt với vấn đề thiết kế quy trình sản xuất ở quy mô công nghiệp. Xi măng Novacem cần sản xuất với năng suất 500.000 tấn/năm để đạt giá thành như xi măng Portland.

Tương lai của loại xi măng xanh, thân thiện hơn với môi trường này còn nhiều câu hỏi đặt ra. Tuy thế, loại vật liệu mới thực sự sẽ thay đổi nền công nghiệp xây dựng hiện nay, góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn.

Nguồn: Technology Review

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 19/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News