Ý nghĩ về cái chết kích thích sự thèm ăn
Liệu xem tin tức tivi hoặc các chương trình về tội phạm có khiến bạn ăn quá nhiều? Theo một nghiên cứu mới trên tạp chí về nghiên cứu khách hàng, con người ăn nhiều hơn khi đang nghĩ về cái chết của chính mình.
Tác giả Naomi Mandel (đại học bang Arizona) và Dirk Smeesters (đại học Erasmus Rotterdam, Hà Lan) đã thực hiện một số thí nghiệm tại châu Âu và Hoa Kỳ bằng cách cho những người tham gia viết một đoạn văn về cảm giác của họ đối với cái chết của bản thân. Rồi họ kiểm tra các món trong danh sách đồ tạp phẩm hoặc lượng bánh quy tiêu thụ. Những người viết về cái chết của chính mình có xu hướng muốn mua nhiều hơn và ăn nhiều hơn những người viết về một quy trình y học khó nhọc (nhóm điều khiển).
Các tác giả viết: “Con người muốn ăn nhiều hơn tất cả các loại thức ăn, cả có lợi lẫn không có lợi, khi suy nghĩ về ý tưởng rằng một ngày nào đó họ sẽ chết”.
![]() |
Một nghiên cứu mới nhận định con người có thể ăn nhiều hơn khi gặp các hình ảnh chết chóc trong bản tin thời sự hoặc chương trình TV yêu thích về tội phạm. (Ảnh: www.jupiterimages.com) |
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người ít quý trọng bản thân nói riêng thường ăn nhiều sau các suy nghĩ liên quan đến chết chóc. Mandel và Smeesters giải thích hiệu quả của lý thuyết gọi là “thoát khỏi nhận thức bản thân”.
Họ viết: “Khi con người được nhắc nhở về cái chết không thể tránh khỏi của mình, họ bắt đầu cảm thấy không thoải mái về những gì họ đã làm trong cuộc sống và liệu họ đã làm được gì đáng kể trong thế giới này hay không. Đó là trạng thái gọi là ‘nhận thức bản thân trỗi dậy’. Một cách để đối mặt với trạng thái không dễ chịu này là chạy trốn khỏi nó, bằng cách ăn nhiều hơn hoặc tiêu nhiều hơn”.
Nghiên cứu đồng thời tiết lộ rằng việc đặt một tấm gương trước mặt người tham gia làm giảm nhu cầu ăn.
Các tác giả kết luận: “Con người, đặc biệt là những người có tính tự quý trọng bản thân thấp, có thể ăn nhiều hơn khi gặp các hình ảnh chết chóc trong bản tin thời sự hoặc các chương trình yêu thích về điều tra tội phạm”.
Bài viết tham khảo:
Mandel et al. The Sweet Escape: Effects of Mortality Salience on Consumption Quantities for High‐ and Low‐Self‐Esteem Consumers. Journal of Consumer Research, 2008; 0 (0): 080514171203817 DOI: 10.1086/587626

Thủ phạm gây ra ảo ảnh trên sa mạc
Hiện tượng phản xạ toàn phần là nguyên nhân gây ra ảo ảnh nhìn thấy nước ở sa mạc hoặc trên mặt đường vào ngày nắng nóng.

Thị trấn "hỏa ngục" cháy suốt hơn 60 năm
Đám cháy kéo dài hàng chục năm đã biến thị trấn mỏ Centralia từ một nơi sôi động thành địa ngục hoang tàn.

Những hình phạt tử hình tàn khốc nhất lịch sử nhân loại
Một số hình phạt tử hình thời xưa khiến nhiều người rùng mình ớn lạnh khi nghe đến tên của chúng.

14 loại chất độc khủng khiếp nhất thế giới
Hãy cố gắng tránh xa những loại chất kịch độc này bằng mọi giá. Nếu tiếp xúc với chúng, bạn sẽ chết ngay lập tức.

Lý giải hiện tượng cầu vồng lửa
Cầu vồng lửa xuất hiện trên nền trời với nhiều màu sắc nổi bật, nhưng chỉ được quan sát ở những khu vực nhất định.

Tiềm thức con người có thể "nhìn thấy" tương lai
Tiềm thức của con người có thể "nhìn thấy" các sự kiện trước khi chúng xảy ra trong khoảng 10 giây, nghiên cứu của các phòng thí nghiệm độc lập cho thấy.
