Ý tưởng chai nước làm từ thạch, phân hủy ngay sau khi sử dụng
Chai nhựa có thể mất hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm để phân hủy trong các bãi rác. Tuy nhiên, một khái niệm mới về thiết kế cho phép làm điều ngược lại: ngay sau khi bạn uống hết nước trong chai, nó sẽ bắt đầu phân rã. Và nếu không muốn ném đi, bạn có thể ăn nó.
Đó là mẫu chai được làm bởi thạch (rau câu), một loại bột có nguồn gốc từ tảo. Khi bột này được trộn với nước, nó biến thành loại vật liệu dẻo, có thể đúc thành các hình dạng khác nhau, một cái chai chẳng hạn.
"Điều gì làm cho hỗn hợp tảo và nước trở thành một giải pháp thú vị, đối với vấn đề tuổi đời của chai. Nó cần phải chứa nhiều chất lỏng để giữ hình dạng và ngay khi hoàn toàn trống rỗng, nó sẽ bắt đầu phân hủy", Ari Jónsson - sinh viên thiết kế sản phẩm tại Học viện Nghệ thuật Iceland, cho biết.
Loại chai được làm từ thạch này đảm bảo cho chất lỏng bên trong luôn tươi mát.
Một lợi ích khác của loại chai được làm từ thạch này là nó vẫn đảm bảo cho chất lỏng bên trong luôn tươi mát, ngay khi trời nóng. Mặc dù vậy, sản phẩm vẫn có hạn chế nhất định: "Thử thách lớn nhất là bạn có thể xé toạc cái chai dễ dàng. Dự án vẫn mới ở giai đoạn đầu và có rất nhiều thứ cần phải được xem xét", Jónsson chia sẻ.
Trên lý thuyết thì người dùng có thể ăn cả cái chai, nếu thích. Tuy nhiên, nếu chúng được bày bán trên những cái kệ ở cửa hàng, thì có vẻ không được vệ sinh cho lắm. Ngoài ra, bạn cũng có thể cần một cái thùng rác chuyên biệt để bỏ nó vào sau khi sử dụng, vì theo các nhà khoa học, vật liệu có thể phân hủy sinh học thậm chí vẫn khó phân hủy trong các bãi rác thông thường. "Ngay cả thực phẩm cũng phải mất một thời gian rất, rất dài", giáo sư Susan Selke - người đứng đầu lớp học chuyên về bao bì, thuộc Đại học bang Michigan, nhấn mạnh.
Về phần mình, nhà sáng chế Ari Jónsson bày tỏ: "Tôi không thể nói rằng đây là giải pháp hoàn hảo, dành cho vấn đề của chúng ta với các chai nhựa. Nhưng, đó là một sự khởi đầu và ý tưởng này được kỳ vọng giúp chúng ta nhìn vào những cách thức mới để giải quyết vấn đề. Chuyển sang dùng chai tái sử dụng là ý kiến tuyệt vời, nhưng nó cũng sẽ những ưu/nhược điểm riêng, giống như dự án của tôi. Càng có nhiều giải pháp, chúng ta càng có thể giải quyết vấn đề này tốt hơn".

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh
Trang Space.com cho hay, Cơ quan Dự án Nghiên cứu cấp cao Quốc phòng Mỹ (tức DARPA) đã lên kế hoạch phát triển và bay thử loại máy bay siêu âm có tên X-Plane tốc độ Mach 20 trong năm 2016.
