1.200 hồ nước mới hình thành trên dãy Alps

Khảo sát số lượng hồ trên núi cho thấy biến đổi khí hậu đang làm thay đổi cảnh quan của dãy Alps với tốc độ nhanh hơn dự tính.

Theo một nghiên cứu được công bố hôm 19/7 bởi Viện Khoa học và Công nghệ Thủy sản Liên bang Thụy Sĩ (Eawag), gần 1.200 hồ nước mới đã hình thành trên khu vực dãy Alps của nước này, tại những nơi từng có sông băng bao phủ kể từ "thời kỳ băng hà nhỏ", kéo dài từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19.

Khoảng 1.000 trong số chúng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Số lượng này lớn hơn nhiều so với con số chỉ vài trăm mà các nhà nghiên cứu dự tính khi bắt đầu kiểm kê.

"Chúng tôi thực sự ngạc nhiên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 180 hồ nước mới đã xuất hiện chỉ trong thập kỷ qua, một sự tăng tốc đáng báo động", trưởng nhóm nghiên cứu Daniel Odermatt từ Eawag cho biết.

1.200 hồ nước mới hình thành trên dãy Alps
Biến đổi khí hậu đang làm tăng tốc quá trình hình thành hồ mới trên dãy Alps. (Ảnh: Cultura RF).

Theo một nghiên cứu khác do Viện Khoa học Thụy Sĩ công bố, các sông băng trên dãy Alps của Thụy Sĩ đã mất 2% thể tích chỉ trong năm ngoái và đang suy giảm đều đặn. Ngay cả khi thế giới đạt được mục tiêu trong Thỏa thuận Paris 2015, giới hạn sự nóng lên toàn cầu ở mức ít nhất là 2°C vào cuối thế kỷ 21, 2/3 sông băng trên dãy núi dài nhất châu Âu này có thể vẫn sẽ biến mất.

Đánh giá của Eawag cho thấy tốc độ hình thành hồ trên núi ở dãy Alps của Thụy Sĩ đạt đỉnh vào giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1973, với trung bình gần 8 hồ mới xuất hiện mỗi năm, sau đó suy giảm.

Tuy nhiên, xu hướng này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, trước khi tốc độ tăng mạnh trở lại từ năm 2006 đến năm 2016, với trung bình 18 hồ mới hình thành mỗi năm, đồng thời bề mặt nước cũng phình ra hơn 400m2 mỗi năm. "Đây là bằng chứng rõ ràng về sự biến đổi khí hậu", Odermatt nhấn mạnh.

Trong khảo sát này, các nhà nghiên cứu đã thu thập một lượng dữ liệu khổng lồ về sông băng trong bảy giai đoạn khác nhau từ năm 1850 đến năm 2016. Đối với mỗi hồ nước được hình thành từ năm 1850, Odermatt cùng các cộng sự đều ghi lại vị trí, độ cao, hình dạng và diện tích của chúng vào các thời điểm khác nhau, cũng như cấu trúc của đập tự nhiên và hệ thống thoát nước trên bề mặt.

Dựa trên những thông tin cơ bản như vậy, nhóm nghiên cứu có thể lường trước các mối nguy hiểm, chẳng hạn như lũ đột ngột trong trường hợp vỡ đập. Eawag cảnh báo rằng số lượng hồ trên núi càng nhiều thì nguy cơ lũ càng tăng lên, đe dọa các khu định cư dưới chân núi.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa lũ “nghìn năm có một” ở Hà Nam (Trung Quốc) liệu có ảnh hưởng tới Việt Nam?

Mưa lũ “nghìn năm có một” ở Hà Nam (Trung Quốc) liệu có ảnh hưởng tới Việt Nam?

Trận mưa ở Trung Quốc khiến hơn 7,5 triệu dân chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt, 56 nạn nhân thiệt mạng và hơn 1,5 triệu người phải sơ tán sẽ không ảnh hưởng đến Việt Nam.

Đăng ngày: 27/07/2021
Lợi ích kép của việc lắp pin mặt trời trên kênh đào

Lợi ích kép của việc lắp pin mặt trời trên kênh đào

" Kênh năng lượng mặt trời" có thể giúp cải thiện hiệu quả sản xuất điện và tiết kiệm hàng chục tỷ gallon nước ở California, nghiên cứu mới cho biết.

Đăng ngày: 25/07/2021
Điểm chung giữa mưa lũ kỷ lục ở Trung Quốc và châu Âu

Điểm chung giữa mưa lũ kỷ lục ở Trung Quốc và châu Âu

Thảm họa mưa lũ cướp đi nhiều sinh mạng ở cả Trung Quốc và Đức cảnh báo biến đổi khí hậu đang khiến thời tiết trở nên cực đoan trên khắp toàn cầu.

Đăng ngày: 24/07/2021
Trung Quốc và tham vọng biến sa mạc thành đất canh tác

Trung Quốc và tham vọng biến sa mạc thành đất canh tác

Ý tưởng biến sa mạc thành rừng có vẻ đầy hứa hẹn, nhưng để hiện thực hóa nó cần ý chí chính trị, nhân lực và vật lực.

Đăng ngày: 24/07/2021
Giữa nắng nóng hơn 50 độ C, UAE thành công tạo mưa như trút nước

Giữa nắng nóng hơn 50 độ C, UAE thành công tạo mưa như trút nước

Theo BBC, mưa nhân tạo ở UAE được hình thành bằng cách sử dụng máy bay không người lái, phóng điện tích vào các đám mây để " tập hợp" chúng lại với nhau và tạo ra mưa.

Đăng ngày: 23/07/2021
Những hình ảnh không thể tin nổi về trận lũ

Những hình ảnh không thể tin nổi về trận lũ "ngàn năm có một" ở Trịnh Châu, Trung Quốc

Những trận mưa xối xả trong 3 ngày qua ở Trịnh Châu, Trung Quốc đã khiến giao thông tê liệt.

Đăng ngày: 22/07/2021

"Thủ phạm" gây mưa lũ nghìn năm có một ở Trung Quốc

Thành phố Trịnh Châu ở miền trung Trung Quốc đang hứng chịu lũ lụt tàn phá, kết quả do khối khí từ bão In-Fa va chạm với khu vực khí áp cao ở Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 22/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News