1 triệu con thiên nga đen quý hiếm có thể bị "quét sạch" hoàn toàn vì lí do này
Nghiên cứu từ Đại học Queensland cho biết, cấu trúc di truyền của thiên nga đen nổi tiếng của Úc (Cygnus atratus) khiến loài này cực kỳ dễ nhiễm những loại virus cúm gia cầm. Mối đe dọa được cho là nghiêm trọng đến mức có thể quét sạch loài này hoàn toàn.
Phát hiện này được đưa ra sau khi bộ gene đặc biệt của loài chim này được giải trình tự, lần đầu tiên vào năm 2021. Đây là thành tựu đáng ăn mừng nếu nhìn từ góc độ khoa học nhưng nó cũng cho thấy "điều đáng buồn" về số phận của loài thiên nga đen.
Thiên nga đen có thể bị tuyệt chủng do virus cúm gia cầm.
Một phần lý do cho kết quả này do thiên nga đen bị cô lập về mặt địa lý. Những động vật này không tiếp xúc với các mầm bệnh được tìm thấy bên ngoài vùng đông nam và tây nam Australia, những khu vực mà nó chủ yếu sinh sống và sinh sản. "Thiên nga cực kỳ nhạy cảm với bệnh cúm gia cầm gây bệnh cao - HPAI thường được gọi là cúm gia cầm - và có thể chết vì bệnh này trong vòng ba ngày."
Loài thiên nga đen bị thiếu một số gene miễn dịch quan trọng trong DNA. Cho nên bất kỳ sự lây nhiễm virus gia cầm nào được thiết lập trong môi trường sống tự nhiên của nó, sự sống sót của chúng sẽ gặp nguy hiểm.
Các nhà nghiên cứu phát hiện một loại protein đã không được kích hoạt như bình thường. Những phần này của bộ gene có liên quan đến việc bảo vệ chống lại bệnh cúm gia cầm và các mầm bệnh khác. Nói cách khác, gene bảo vệ chống lại virus cúm gia cầm vẫn ở đó, chỉ là nó không được kích hoạt khi cần thiết – và điều đó khiến thiên nga đen bị đe dọa.
Việc biết thêm về tính dễ bị tổn thương của loài gia cầm quý này sẽ giúp ích cho những nỗ lực bảo vệ chúng. Hiện tại, thiên nga đen là một trong những loài các nhà bảo tồn ít lo lắng nhất, với dân số trên toàn thế giới lên tới một triệu con. Tuy nhiên, những con số đó có thể thay đổi mạnh mẽ trong một khoảng thời gian ngắn.

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay
Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?
Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia
Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.
