Ngụy trang thất bại, tắc kè hoa bị rắn boomslang tiêm nọc độc

Ngụy trang thất bại, tắc kè hoa bị rắn boomslang lao đến tấn công, truyền chất độc từ răng nanh vào cơ thể.

Khách tham quan Ettienne Hamman và Annemarie Hamman ghi hình chuyến săn mồi của rắn boomslang trong công viên quốc gia Pilanesberg, Nam Phi, Latest Sightings hôm 20/1 đưa tin. "Sau một ngày dài với những cảnh tượng ngoạn mục, trong đó có việc bắt gặp một con báo hoa mai đực, chúng tôi quyết định rời khỏi công viên. Nhưng chúng tôi không biết rằng một bất ngờ nữa đang chờ đợi phía trước", Ettienne và Annemarie kể lại.

"Một con rắn trườn qua đường, hoàn toàn không để ý và không quan tâm đến xe cộ xung quanh. Có vẻ nó di chuyển một cách háo hức. Đột nhiên, nó ngẩng đầu lên và chúng tôi nhận ra đó là rắn boomslang chưa trưởng thành. Phía bên kia đường là một con tắc kè hoa và chúng nhìn chằm chằm vào nhau", họ nói thêm.

Ngụy trang thất bại, tắc kè hoa bị rắn boomslang tiêm nọc độc
Rắn boomslang vẫn nhanh chóng lao đến tấn công con mồi.

Chiến thuật đứng yên và hòa mình vào môi trường xung quanh của tắc kè hoa không hiệu quả. Rắn boomslang vẫn nhanh chóng lao đến tấn công con mồi. "Rõ ràng là nọc độc đã phát huy tác dụng khi tắc kè hoa bắt đầu lắc lư từ bên này sang bên kia", Ettienne và Annemarie nhận xét.

Kẻ đi săn giữ khoảng cách và theo dõi con mồi. Trong khi đó, tắc kè hoa chậm rãi băng qua đường, tiến vào bụi cây rậm rạp và biến mất khỏi tầm nhìn của Ettienne và Annemarie. "Ai biết được liệu rắn boomslang cuối cùng có giành được 'phần thưởng' khó kiếm này hay không. Nhưng chắc chắn với chúng tôi, đây sẽ là khoảnh khắc không thể quên", họ chia sẻ.

Boomslang (Dispholidus typus) là loài rắn có nọc độc mạnh. Khi đi săn, loài vật này sẽ tiêm độc tố phá hủy hồng cầu vào con mồi, đợi độc phát tác rồi ăn thịt. Con mồi của chúng gồm chim, thằn lằn, ếch, đôi khi cả động vật có vú nhỏ. Rắn boomslang trưởng thành có thể dài 1,8m. Chúng thường sống trên cây nhưng cũng xuống mặt đất để tắm nắng, săn mồi. Chúng phân bố nhiều ở khu vực châu Phi hạ Sahara.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài mèo hiểu ngôn ngữ con người như thế nào?

Loài mèo hiểu ngôn ngữ con người như thế nào?

Mèo cũng có thể nhận ra chủ khi nói với chúng, và sẽ suy ra ý nghĩa của người chủ dựa trên cách họ nói và hành động. Tuy nhiên, mèo không thể hiểu được ngôn ngữ trong toàn diện như con người.

Đăng ngày: 29/01/2023
Loài voi có thể là

Loài voi có thể là "chìa khóa" để cứu Trái đất

Theo nghiên cứu mới, những con voi rừng nhiệt đới có thể có những tác động “sâu sắc” đối với hệ sinh thái rừng - và có thể cung cấp giải pháp giúp con người chống lại biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 28/01/2023
Top 11 loài mèo quý hiếm nhất thế giới

Top 11 loài mèo quý hiếm nhất thế giới

Dưới đây là 9 loài mèo hoang dã được xếp diện cực kỳ nguy cấp, quý, hiếm và được bảo vệ trên toàn cầu.

Đăng ngày: 28/01/2023
Thợ săn tay không bắt trăn Miến Điện dài gần 5m

Thợ săn tay không bắt trăn Miến Điện dài gần 5m

Con trăn Miến Điện dài gần 4,8m ở trong khu bảo tồn tự nhiên tại bang Florida bị chuyên gia bắt rắn Josh Turner tóm gọn.

Đăng ngày: 28/01/2023
Cóc mía độc Australia lập kỷ lục to nhất thế giới

Cóc mía độc Australia lập kỷ lục to nhất thế giới

Con cóc mía khổng lồ bò ở một đường mòn ven rừng ở Queensland gây bất ngờ cho các cán bộ lâm nghiệp với kích thước lớn chưa từng thấy.

Đăng ngày: 27/01/2023
Loài mèo được tạo ra trong phòng thí nghiệm, giá lên đến hàng tỷ đồng/con

Loài mèo được tạo ra trong phòng thí nghiệm, giá lên đến hàng tỷ đồng/con

Giống mèo Ashera là một giống mèo tạo ra từ sự kết hợp giữa ba giống mèo khác nhau: mèo Bengal, mèo Savannah và mèo Asian.

Đăng ngày: 27/01/2023
Những chú mèo có thật nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại

Những chú mèo có thật nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại

Với sự quen thuộc và gần gũi với con người, mèo đã trở thành một trong những động vật được yêu quý nhất trong lịch sử.

Đăng ngày: 25/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News