Sự thật về cuộc sống cơ cực của một con lười

Nhắc tới loài lười, chúng ta nghĩ tới sự chậm chạp, lười biếng, cả ngày nằm trên cây. Nhưng thực tế, lười có nhiều bí ẩn hơn để giải thích về sự chậm chạp của chúng. Nhìn chung, nó được đánh giá là một trong những loài có lối sống “cực đoan” nhất, nhưng không phải nằm ở việc chúng chỉ ị 1 lần mỗi tuần.

Đầu tiên, lười cực kỳ chậm. Tốc độ tối đa mà loài này di chuyển chỉ là 0,25 km/h. Điều đó giúp cho lười nắm kỷ lục là loài động vật có vú chậm nhất hành tinh.

Theo nhà động vật học Becky Cliffe, lý do lười chậm chạp như vậy là do chúng không thấy đường. 60 triệu năm trước, lười đã bị mất đi thị giác, bởi vậy, chúng gần như bị mù. Thế nên ban ngày, lúc trời quá sáng, lười không thể nhìn thấy gì. Đó là lý do mà chúng cũng ít di chuyển để hạn chế việc rơi khỏi cây.

Mặc dù chậm chạp được coi là khuyết điểm của con người trong môi trường làm việc cũng như nhiều vấn đề khác, nhưng đối với lười, chậm mà chắc. Đầu tiên, chậm hơn, nghĩa là ít đốt năng lượng hơn. Thực tế cho thấy lười sử dụng năng lượng ít hơn khoảng 90% so với động vật có vú thông thường, vì vậy, 1 bữa ăn của chúng chỉ cần mấy cái lá. Ngoài ra, chậm chạp giúp lười ẩn mình tốt hơn.

Sự thật về cuộc sống cơ cực của một con lười
Con lười sử dụng năng lượng ít hơn khoảng 90% so với động vật có vú thông thường.

Những kẻ săn mồi thành thạo như báo đốm hay đại bàng, vốn dựa vào chuyển động để phát hiện con mồi, rất khó để phát hiện ra lười. Nhờ có thêm 1 đốt sống quý hiếm ở cổ, lười có thể quay đầu 270º, giúp chúng ngửi thấy kẻ săn mồi đang đến ở khắp mọi hướng và điều này đặc biệt hữu ích khi nó dành gần như toàn bộ thời gian trong ngày để nằm bất động trên cây.

Trên thực tế, những con lười ngủ, giao phối và thậm chí sinh con trong khi treo ngược trên một cành cây. Để làm được điều này, cơ thể chúng cũng được thiết kế khác thường. Tay của lười có những sợi gân đặc biệt giúp cố định tư thế. Móng tay dài và có móc ở đầu ngón giúp chúng bám chặt hơn trên cây. Việc treo ngược trên cành cây những tưởng sẽ khiến máu dồn lên não như kiểu con người chúng ta nhưng không, lười có 1 van đặc biệt trong hệ tuần hoàn để ngăn điều đó xảy ra.

Sự thật về cuộc sống cơ cực của một con lười
Khoảng 60% những ca tử vong do bị động vật khác ăn thịt xảy ra khi lười đang đi vệ sinh.

Trung bình cứ mỗi tuần 1 lần, lười lại đánh cược cả mạng sống của nó trèo xuống cây, để...đi ị. Khoảng 60% những ca tử vong do bị động vật khác ăn thịt xảy ra khi lười đang đi vệ sinh. Đó thật sự là 1 nhiệm vụ khó khăn đối với loài vật này. Và Sau mỗi lần đi ị, lười giải phóng lượng chất thải chiếm 30% khối lượng cơ thể của chúng.

Chưa hết, mỗi lần xuống đất là 1 lần liều mạng, thế nên phải tận dụng cho đáng. Việc đi ị của lười trên thực tế lại là 1 công đôi chuyện, chúng tiết ra pheromone - tín hiệu mùi hương để thu hút bạn tình. Hoá ra, cứ ngồi yên, tình yêu sẽ tới là có thật.

Sự thật về cuộc sống cơ cực của một con lười
Việc đi ị của lười trên thực tế lại là 1 công đôi chuyện.

Bí ẩn của loài lười chưa dừng lại ở đó, mà bạn còn cần phải đi tìm đằng sau bộ lông xù xì của chúng. Lông của lười thật sự là 1 khu rừng theo nghĩa đen. Môi trường nhiệt đới ẩm ướt mà lười sinh sống khiến cho lông của chúng đủ điều kiện để tảo phát triển, mang tới cho chúng 1 lớp nguỵ trang màu xanh lá. Bạn thậm chí còn có thể tìm thấy bọ cánh cứng, gián và một loài bướm đêm không thể tìm thấy ở đâu khác ngoại trừ trên người 1 con lười. Lười tất nhiên không bận tâm đến thế giới trên người chúng.

Các nhà khoa học còn tìm thấy 1 loài nấm trên lông của lười có thể chống lại các tế bào ung thư vú và cả bệnh sốt rét. Từ giờ, các bạn có thể bỏ đi suy nghĩ lười là loài nhàm chán đi. Thật ra, con vật chậm chạp này thú vị hơn bạn nghĩ đấy.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Gấu trúc đực già nhất thế giới được an tử ở Hong Kong

Gấu trúc đực già nhất thế giới được an tử ở Hong Kong

An An, con gấu trúc đực già nhất thế giới đang được con người chăm sóc, đã được an tử vào sáng 21/7 tại Công viên Đại dương Hong Kong.

Đăng ngày: 21/07/2022
Cá diếc tự nhân bản xâm chiếm châu Âu

Cá diếc tự nhân bản xâm chiếm châu Âu

Các nhà nghiên cứu giải mã hệ gene của cá diếc, loài cá xâm hại sử dụng cách đánh cắp tinh trùng loài khác để tạo ra bản sao của chúng.

Đăng ngày: 21/07/2022
Cách duy trì sự sống của loài gặm nhấm độc nhất trên thế giới

Cách duy trì sự sống của loài gặm nhấm độc nhất trên thế giới

Có một loài chuột châu Phi phải gặm cây độc để tự biến mình thành chất độc đối với những kẻ săn mồi

Đăng ngày: 21/07/2022
Loài khỉ gelada đang cố gắng thuần hóa chó sói giống như cách con người đã làm trong quá khứ!

Loài khỉ gelada đang cố gắng thuần hóa chó sói giống như cách con người đã làm trong quá khứ!

Trên đồng cỏ của Ethiopia, những đàn khỉ gelada khổng lồ có thể đang trong quá trình thuần hóa sói.

Đăng ngày: 21/07/2022
Tình bạn kỳ lạ trong tự nhiên: Chó sói đồng cỏ và lửng mật cùng hợp tác để săn mồi

Tình bạn kỳ lạ trong tự nhiên: Chó sói đồng cỏ và lửng mật cùng hợp tác để săn mồi

Có rất nhiều ví dụ về mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa các loài động vật trong tự nhiên, nhưng có lẽ sói đồng cỏ và lửng mật lại là một sự kết hợp vô cùng kỳ lạ.

Đăng ngày: 20/07/2022
Hàng chục con rùa biển quý hiếm bị tàn sát ở Nhật Bản

Hàng chục con rùa biển quý hiếm bị tàn sát ở Nhật Bản

Chính quyền tỉnh Okinawa (Nhật Bản) ngày 19/7 cho biết một ngư dân thú nhận đã đâm chết hàng chục con rùa biển xanh quý hiếm để loại bỏ chúng khỏi lưới đánh cá.

Đăng ngày: 20/07/2022
Mỹ biến cua xâm hại thành rượu whisky

Mỹ biến cua xâm hại thành rượu whisky

Mỗi chai rượu whisky của nhà máy Tamworth Distilling sử dụng nửa cân cua xanh, loài cua đang xâm chiếm hệ sinh thái ở nhiều bang tại Mỹ.

Đăng ngày: 20/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News