Australia phát hiện siêu giun có thể giải quyết cuộc khủng hoảng nhựa

Các nhà khoa học tại Australia vừa tìm ra một giải pháp có thể góp phần xử lý khoảng một triệu tấn nhựa phế thải mỗi năm của nước này đó là sử dụng một loại ấu trùng bọ cánh cứng có tên gọi là siêu giun để “ăn” rác thải nhựa.

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Queensland, Australia ngày hôm nay vừa công bố kết quả nghiên cứu trên Tạp chí Gien vi sinh (Microbial Genomics) với những thông tin rất đáng quan tâm.

Australia phát hiện siêu giun có thể giải quyết cuộc khủng hoảng nhựa
Những con siêu giun Zophobas morio đang ăn các mảnh nhựa vụn. (Ảnh: Christian Rinke)

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng một loại ấu trùng bọ cánh cứng có tên khoa học là Zophobas morio và cho chúng ăn các mảnh nhựa vụn. Kết quả cho thấy, nhờ có một loại enzyme vi khuẩn có trong ruột của chúng mà những con siêu giun này có thể tiêu hóa được loại nhựa polystyrene, vốn được sử dụng để sản xuất các loại đồ nhựa đang được sử dụng phổ biến hiện nay như dao dĩa hay hộp đựng đồ ăn nhanh. Và điều đáng chú ý là loại siêu giun này sau khi ăn các mảnh nhựa thì chúng vẫn tăng cân và phát triển bình thường.

Các nhà khoa học tin rằng loài siêu giun có nguồn gốc từ Nam và Trung Mỹ có thể sẽ là chìa khóa để giải quyết cuộc khủng hoảng rác thải nhựa không những đang là vấn đề nhức nhối tại Australia mà còn là trên phạm vi toàn cầu.

Một trong những tbác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Christian Rinke cho biết trong giai đoạn tiếp theo nhóm của ông sẽ tập trung làm rõ nguyên lý hoạt động của loại enzym đặc biệt có trong bộ máy tiêu hóa của loài siêu giun và các biện pháp nhằm tối ưu hóa và đẩy nhanh quy trình phân hủy nhựa.

Các nhà khoa học kỳ vọng với phương pháp mới này, các loại rác thải nhựa hiện nay không những có thể được xử lý, giảm thiểu việc chôn lấp, mà quy trình này còn có thể tạo các hợp chất nhựa có khả năng tự phân hủy sinh học.

Theo số liệu của chính phủ Australia, mỗi năm nước này thải ra môi trường khoảng một triệu tấn nhựa các loại, trong đó chỉ có 12% là được tái chế. Do vậy, việc tìm ra phương pháp tái chế nhựa đã qua sử dụng hoặc sản xuất được sản phẩm nhựa có khả năng phân hủy nhanh và thân thiện với môi trường hiện là yêu cầu cấp bách.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cận cảnh rùa khổng lồ Galapagos bạch tạng quý hiếm mới chào đời

Cận cảnh rùa khổng lồ Galapagos bạch tạng quý hiếm mới chào đời

Một con rùa khổng lồ Galapagos bạch tạng mới chào đời trong sở thú tại thị trấn Servion, Thụy Sĩ.

Đăng ngày: 10/06/2022
Bí ẩn loài rắn

Bí ẩn loài rắn "sát thủ" khổng lồ "Nưa 9 lỗ mũi" cực độc ở Việt Nam

Nưa và trăn là hai con vật có bề ngoài khá giống nhau, đều thuộc họ trăn, người thường rất khó có thể phân biệt.

Đăng ngày: 08/06/2022
Cá vàng, loài cá đáng thương nhất trên hành tinh của chúng ta

Cá vàng, loài cá đáng thương nhất trên hành tinh của chúng ta

Cá vàng, một loài cá vô cùng quen thuộc với chúng ta, tuy nhiên ít ai biết được rằng đằng sau cái vẻ ngoài đáng yêu của chúng là cả một câu truyện dài.

Đăng ngày: 08/06/2022
Loạt ảnh hải cẩu cực hiếm tại hồ sâu nhất thế giới

Loạt ảnh hải cẩu cực hiếm tại hồ sâu nhất thế giới

Ở Baikal, hồ sâu nhất thế giới là nơi sinh sống của hải cẩu Nerpas rất hiếm khi xuất hiện trước con người.

Đăng ngày: 08/06/2022
Loài rết lớn nhất thế giới có thể xơi tái chuột, thằn lằn và dơi

Loài rết lớn nhất thế giới có thể xơi tái chuột, thằn lằn và dơi

Rết khổng lồ có thể được tìm thấy ở miền bắc Colombia và miền bắc Venezuela, cũng như các đảo Aruba, Curaçao và Trinidad gần đó.

Đăng ngày: 07/06/2022
Đi bắt cá, người đàn ông suýt chết vì bị cá

Đi bắt cá, người đàn ông suýt chết vì bị cá "trả thù"

Đang há miệng để thở, người đàn ông bị một con cá rô phi dài gần 13 cm nhảy thẳng vào miệng, chui sâu vào cổ họng không chịu ra, khiến tính mạng anh bị đe dọa.

Đăng ngày: 06/06/2022
Hàng trăm triệu con bướm tạo nên cảnh tượng đẹp như tranh

Hàng trăm triệu con bướm tạo nên cảnh tượng đẹp như tranh

Các nhà khoa học đã dùng một con robot hình dạng như chim ruồi để tiếp cận đàn bướm. Khi nghỉ ngơi, đàn bướm tụ lại với nhau để giữ hơi ấm.

Đăng ngày: 05/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News