Kenya tuyên chiến với 6 triệu con chim Quelea phá hoại mùa màng

Các nhà bảo tồn hi vọng, sử dụng các loại thuốc trừ sâu sẽ hạn chế được số lượng chim Quelea đang tàn phá mùa màng, gây hại cho các loài chim khác.

Việc chính phủ Kenya quyết diệt trừ tới 6 triệu con chim Quelea đang hoành hành các cánh đồng, có nguy cơ gây ra những hậu quả khôn lường đối với các loài chim ăn thịt và các loài động vật hoang dã khác, theo Guardian.

Kenya tuyên chiến với 6 triệu con chim Quelea phá hoại mùa màng
Chính phủ Kenya nỗ lực diệt trừ 6 triệu con chim Quelea đang hoành hành các cánh đồng. (Ảnh: Ebird).

Hạn hán liên tục ở vùng Sừng châu Phi khiến lượng cỏ bản địa - nguồn thức ăn chính của loài chim này sụt giảm. Điều đó dẫn đến việc chúng ngày càng xâm nhập các cánh đồng ngũ cốc, khiến 800 ha lúa bị tàn phá. Khoảng hơn một triệu m vuông ruộng lúa đã bị Quelea tấn công.

Theo Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), một con chim Quelea có thể ăn tới 10 gram ngũ cốc mỗi ngày. Như vậy, nông dân miền Tây Kenya có nguy cơ hao hụt gần 60 tấn ngũ cốc.

Fenthion là loại thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ, được dùng cho những loài gây hại ở châu Phi. Loại thuốc này cũng được các nhà nghiên cứu mô tả là “rất độc hại đối với con người và động vật khác không phải mục tiêu”.

Paul Gacheru, quản lý các loài động vật và vùng tự nhiên ở Nature Kenya, một chi nhánh địa phương của BirdLife International, cho rằng: "việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc diệt trừ loài không phải mục tiêu có thể gây ô nhiễm môi trường và khiến nhiều loài động vật khác chết lây".

Kenya tuyên chiến với 6 triệu con chim Quelea phá hoại mùa màng
Một đàn chim Quelea đậu trên các cành cây. (Ảnh: Wikimedia Commons).

Với lượng sinh sản chim Quelea ước tính ở châu Phi là 1,5 tỷ con, các nhà điểu học thấy rằng lượng chim săn mồi không đủ để bao quát các vùng của chim Quelea rộng lớn, cũng như cách xử lý đàn chim hiệu quả và thân thiện với môi trường.

FAO và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cùng phát triển Công ước Rotterdam, với mục tiêu giảm thiểu rủi ro từ các hóa chất độc hại trong nông nghiệp. Họ đang nghiên cứu đưa fenthion vào Phụ lục III của công ước, trong danh sách thuốc trừ sâu và hóa chất công nghiệp bị cấm hoặc hạn chế nghiêm ngặt vì môi trường hoặc sức khỏe.

"Nếu kiểm soát hiệu quả, lượng fethion được sử dụng có thể giảm xuống. Đồng thời, cần phải phát hiện các khu vực sinh sản phù hợp bằng hình ảnh vệ tinh hoặc dự báo nơi chim có khả năng sinh sản", báo cáo viết.

Cuộc xâm thực của loài Quelea thường xuyên xảy ra ở nhiều nước châu Phi. 6 tháng trước, FAO đã cấp 500.000 USD cho chính phủ Tanzania để hỗ trợ phun thuốc trừ sâu, giám sát và xây dựng năng lực, sau khi 21 triệu con chim Quelea phá hoại các cánh đồng lúa, cao lương, kê và lúa mì.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Voi hoang dã chặn đầu xe tải

Voi hoang dã chặn đầu xe tải "trấn lột" mía

Thay vì sống tự do, lang thang tìm kiếm thức ăn trong rừng, nhiều con voi hoang dã ở Thái Lan đã phát triển thói quen chặn đầu xe trên đường để " trấn lột" mía.

Đăng ngày: 19/01/2023
Loài mèo to gấp đôi mèo nhà, trông như con chồn ở châu Mỹ

Loài mèo to gấp đôi mèo nhà, trông như con chồn ở châu Mỹ

Vẻ ngoài của mèo cây châu Mỹ giống với các loài họ Chồn trên nhiều khía cạnh như có thân hình thuôn dài, đôi chân tương đối ngắn, đầu nhỏ và hẹp, tai nhỏ, tròn, mõm ngắn và đuôi dài.

Đăng ngày: 18/01/2023
Top 18 giống mèo đắt đỏ nhất thế giới

Top 18 giống mèo đắt đỏ nhất thế giới

Có rất nhiều giống mèo khác nhau trên thế giới. Giá cả của các giống mèo sẽ khác nhau tùy vào nguồn gốc, hình dáng, điểm đặc trưng và yêu cầu của người mua.

Đăng ngày: 18/01/2023
Những loài động vật phải tự

Những loài động vật phải tự "tiến hóa" để thích nghi và tồn tại đến ngày nay

Tiên hóa diễn ra một cách vô cùng ngẫu nhiên nhưng đôi khi chúng lại là con đường để tự thích nghi và giúp cho những loài này có thể sống sót với con người.

Đăng ngày: 18/01/2023
Điều gì xảy ra khi chim cánh cụt tự nhìn vào gương?

Điều gì xảy ra khi chim cánh cụt tự nhìn vào gương?

Thử nghiệm đánh giá chim cánh cụt Adelie có khả năng tự nhận thức cao, thậm chí tốt hơn cả một số loài động vật bậc cao, gồm khỉ hay con người.

Đăng ngày: 17/01/2023
Khoảnh khắc cá sấu được đồng minh tí hon bảo vệ

Khoảnh khắc cá sấu được đồng minh tí hon bảo vệ "gia sản"

Các nhà động vật học đã lưu lại khoảnh khắc cá sấu tại sông Nile phục kích săn mồi và chủ động bảo vệ trứng của chính mình khỏi kẻ thù.

Đăng ngày: 16/01/2023
Lần đầu tiên các nhà khoa học ghi hình được khỉ tuyết bắt cá

Lần đầu tiên các nhà khoa học ghi hình được khỉ tuyết bắt cá

Đàn khỉ tuyết trên dãy Alps Nhật Bản có thể học được kỹ năng săn bắt cá để tìm mồi ăn trong mùa đông khắc nghiệt.

Đăng ngày: 16/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News