Điều gì xảy ra khi chim cánh cụt tự nhìn vào gương?

Chim cánh cụt Adelie đã được thử nghiệm với "bài kiểm tra gương" cho thấy, chúng có khả năng tự nhận thức cũng như có tính xã hội cao.

Chim cánh cụt Adelie (Pygoscelis adeliae) là loài mới nhất vừa được các nhà khoa học đưa vào để thử nghiệm với "bài kiểm tra gương".

Điều gì xảy ra khi chim cánh cụt tự nhìn vào gương?
Chim cánh cụt Adelie vượt qua bài kiểm tra gương. (Ảnh: Dastidar).

Kết quả thật bất ngờ, khi những chú chim cánh cụt thể hiện một số cử chỉ giao tiếp đặc biệt, giống như chúng biết được rằng hình ảnh trong gương chỉ là ảo ảnh, chứ không phải là đồng loại.

"Những đối tượng chim cánh cụt được thử nghiệm đều tập trung vào hình ảnh của chúng, và thực hiện một số cử chỉ đặc biệt", báo cáo cho biết.

Prabir G. Dastidar, nhà khoa học người Ấn Độ, đồng thời là chủ nhiệm của nghiên cứu cho biết chim cánh cụt là loài động vật có tính xã hội cao.

Tuy nhiên, chúng không hề cố gắng tiếp xúc hoặc thể hiện bất kỳ hành vi gây hấn nào đối với hình ảnh phản chiếu ở trong gương.

Điều này cho thấy có lẽ chúng "biết" ở một mức độ nào đó con chim trong gương không phải là bạn cũng không phải kẻ thù.

Tuy nhiên, khi chúng được "đánh dấu" bằng một chiếc yếm màu đỏ, những con chim cánh cụt không có phản ứng với sự thay đổi về ngoại hình của chúng.

"Thử nghiệm của chúng tôi đánh giá sơ bộ rằng chim cánh cụt Adelie có khả năng tự nhận thức", Dastidar cho biết. "Điều đó thể hiện qua phản ứng của chúng đối với hình ảnh của bản thân ở trong gương".

Điều gì xảy ra khi chim cánh cụt tự nhìn vào gương?
Chim cánh cụt Adelie. (Ảnh: eBird).

Chim cánh cụt Adelie phân bổ dọc theo toàn bộ bờ biển Nam Cực, với khoảng 38 quần thể và hơn 5 triệu cá thể được ghi nhận đang sinh sống ở đảo Ross.

Chúng có kích thước nhỏ hơn một chút với các loài chim cánh cụt khác, điển hình như chim cánh cụt hoàng đế.

Đặc điểm khác biệt rõ nhất ở loài này là vòng màu trắng xung quanh mắt và lông ở gốc mỏ. Ngoài ra, chúng cũng có đuôi dài hơn các loài chim cánh cụt khác.

Chim cánh cụt Adelie được đánh giá là có tính xã hội rất cao. Chúng thường xuyên tìm thức ăn và làm tổ cùng nhau.

Được tạo ra vào những năm 1970 bởi Gordon Gallup, bài kiểm tra gương đã trở thành một thí nghiệm quen thuộc để chứng minh khả năng tự nhận thức ở động vật.

Cách này bao gồm việc đặt tấm gương ở phía trước một con vật, rồi theo dõi xem phản xạ của chúng với hình chiếu thế nào.

Ứng với mỗi loài động vật khác nhau, sẽ có cách phản ứng với hình ảnh phản chiếu của chúng theo cách khác nhau. Từ đó, các nhà khoa học sẽ có thể xác định xem chúng có nhận biết đó là bản thân hay không.

Nhiều loài động vật được biết là có tính xã hội cao đã thất bại trước bài kiểm tra này, bao gồm cả khỉ, khỉ đột.

Không chỉ vậy, ngay cả con người cũng gặp tình trạng tương tự. Một thử nghiệm cho thấy trẻ dưới 6 tuổi có thể không vượt qua được bài kiểm tra gương.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khoảnh khắc cá sấu được đồng minh tí hon bảo vệ

Khoảnh khắc cá sấu được đồng minh tí hon bảo vệ "gia sản"

Các nhà động vật học đã lưu lại khoảnh khắc cá sấu tại sông Nile phục kích săn mồi và chủ động bảo vệ trứng của chính mình khỏi kẻ thù.

Đăng ngày: 16/01/2023
Lần đầu tiên các nhà khoa học ghi hình được khỉ tuyết bắt cá

Lần đầu tiên các nhà khoa học ghi hình được khỉ tuyết bắt cá

Đàn khỉ tuyết trên dãy Alps Nhật Bản có thể học được kỹ năng săn bắt cá để tìm mồi ăn trong mùa đông khắc nghiệt.

Đăng ngày: 16/01/2023
Top 5 loài động vật có khả năng bay lượn cừ khôi dù không phải là chim

Top 5 loài động vật có khả năng bay lượn cừ khôi dù không phải là chim

Thế giới tự nhiên thật sự vô cùng phong phú. Một số loài động vật dù không phải chim nhưng lại có thể bay lượn điêu luyện.

Đăng ngày: 15/01/2023
Kỳ lạ

Kỳ lạ "Mèo đánh cá": Dù được gọi là mèo, nhưng thực tế lại là chồn

" Mèo đánh cá" (fisher cat) không phải là một con mèo mà là một loài chồn. Chúng có khả năng săn được nhiều loại động vật khác nhau và là một trong những thợ săn mạnh nhất ở Bắc Mỹ.

Đăng ngày: 13/01/2023
Thằn lằn đô thị đang

Thằn lằn đô thị đang "tiến hóa" khác hẳn đồng loại ở nông thôn

Tất cả chúng ta đều thích nghi với cuộc sống ở các thành phố và động vật cũng không ngoại lệ.

Đăng ngày: 12/01/2023
Trăn gấm dài 3m mắc kẹt trên dây đèn, không thể tự thoát ra

Trăn gấm dài 3m mắc kẹt trên dây đèn, không thể tự thoát ra

Con trăn to lớn bị phát hiện nằm cuộn trong tư thế rối rắm quanh sợi dây đèn ở độ cao 5m phía trên đường phố Singapore và không thể tự thoát ra.

Đăng ngày: 12/01/2023
Ô nhiễm than ở Công viên Hoàng gia Australia đe dọa loài ếch suối xanh

Ô nhiễm than ở Công viên Hoàng gia Australia đe dọa loài ếch suối xanh

Bùn than đã rò rỉ và chảy vào Công viên Hoàng gia Australia nhiều lần trong năm 2022 khiến những con ếch suối xanh vốn hô hấp bằng da sống gần khu vực ô nhiễm bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.

Đăng ngày: 10/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News