Khoảnh khắc cá sấu được đồng minh tí hon bảo vệ "gia sản"

Các nhà động vật học đã lưu lại khoảnh khắc cá sấu tại sông Nile phục kích săn mồi và chủ động bảo vệ trứng của chính mình khỏi kẻ thù. Điều này cho thấy sự thông minh và sự quan tâm của chúng với gia đình và được nhiều người không khỏi xúc động.

Đoạn video được các nhà khoa học chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy, một con cá sấu ở khu vực sông Nile (sông Nile chảy qua khu vực châu Phi) phục kích dưới sông chờ đợi con mồi.

Thật không may mắn đối với con báo gần đó, khi nó đang đứng bên bờ uống nước, bất ngờ bị con cá sấu đã nằm chờ và phi đến ngoạm lấy con mồi và lôi nó xuống sông.

Bị tấn công chớp nhoáng, con báo đã không kịp phản ứng và chấp nhận số phận làm bữa ăn ngon lành cho cá sấu sông Nile.

Đặc biệt, loài cá sấu khu vực sông Nile đẻ những ổ trứng của mình một lần duy nhất trong năm. Và nó phải có trách nhiệm bảo vệ canh gác ổ trứng này trong suốt 3 tháng khỏi những kẻ thù nguy hiểm ở khu vực này như loài thằn lằn khổng lồ (một chi thuộc Họ Kỳ Đà).

Nhưng con thằn lằn bên khu vực sông Nile đã đánh hơi được bữa ăn ngon lành của mình đang được chôn giấu dưới lớp cát. Nó đã chờ đợi cơ hội để có thể mang lại cho mình những quả trứng này.

Thằn lằn sông Nile biết được rằng, con cá sấu đang bảo vệ ổ trứng không thể nào ở trên bờ quá lâu vì cái nắng thiêu đốt nơi đây. Buộc nó phải xuống ngâm mình dưới sông Nile để hạ nhiệt, và cơ hội đã đến, con thằn lằn đã nhanh chóng bới lớp cát và kiếm được một quả trứng ngon lành.

Con cá sấu đã phát hiện ra nguy hiểm với ổ trứng của mình, song nó cũng đành bất lực vì tốc độ của nó là không đủ để có thể trả thù cho các con chưa được sinh ra của mình.


 Loài chim Autodka đã đứng ra bảo vệ ổ trứng cho cá sấu khỏi kẻ thù. (Ảnh: Wikipedia).

May mắn thay, con cá sấu đã có đồng minh, đó là một loài chim autodka (hoặc dikkop), những sinh vật này đã đứng ra để bảo vệ ổ trứng của con cá sấu. Khi phát hiện ra kẻ thù, những con chim này sẽ dang rộng đôi cánh, xua đuổi những con thằn lằn này đi.

Các nhà động vật học đến nay vẫn không thể hiểu tại sao, những con chim autodka này lại đứng ra bảo vệ những ổ trứng cá sấu. Song thế giới thiên nhiên luôn khiến cho chúng ta nhiều điều bất ngờ!

Loading...
TIN CŨ HƠN
10 con vật biết nói

10 con vật biết nói

Tinh tinh lùn biết khen khi ăn ngon, cá heo biết xưng tên hay voi biết tiếng Hàn Quốc là những điều các nhà khoa học đang chú tâm nghiên cứu để chứng minh động vật cũng có ngôn ngữ riêng.

Đăng ngày: 12/04/2025
10 loài thủy quái của sông Amazon

10 loài thủy quái của sông Amazon

Cá Pacu là loài sinh vật có hàm răng giống người. Không giống những loài sinh vật trong danh sách, cá Pacu là cá ăn tạp, thức ăn yêu thích là hoa quả và các loại hạt.

Đăng ngày: 12/04/2025
13 sự thật về loài rùa mà ít ai biết đến

13 sự thật về loài rùa mà ít ai biết đến

Bạn có biết rằng mai rùa cũng được làm từ xương?

Đăng ngày: 11/04/2025
Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai

Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Đăng ngày: 11/04/2025
Những chuyện ít người biết về Hachiko - chú chó đứng ở sân ga 10 năm đợi chủ

Những chuyện ít người biết về Hachiko - chú chó đứng ở sân ga 10 năm đợi chủ

Câu chuyện của chú chó Hachiko - nguyên mẫu phim nổi tiếng đã lấy đi nước mắt của hàng triệu khán giả.

Đăng ngày: 10/04/2025
Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Đăng ngày: 10/04/2025
Những loài rắn độc ở Việt Nam

Những loài rắn độc ở Việt Nam

Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

Đăng ngày: 10/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News