1 tuổi già như cụ 80

Căn bệnh Progeria cực kỳ hiếm gặp khiến đứa trẻ mới sinh bị già đi với tốc độ khủng khiếp. Cứ 8 triệu trẻ em ra đời trên thế giới thì một em sẽ gặp phải căn bệnh quái ác này.

Dạng bệnh nghiêm trọng nhất là hội chứng progeria Hutchinson-Gilford, được tiến sĩ Jonathan Hutchinson mô tả lần đầu tiên năm 1886, và tiến sĩ Hastings Gilford thực hiện tương tự năm 1904.

(Ảnh: English.pravda.ru)
Khi mới sinh, trẻ bị hội chứng progeria có ngoại hình bình thường như các em khác. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 1 năm, tốc độ lớn của chúng chậm lại và các em mau chóng thấp hơn cũng như nhẹ cân hơn các bé khác cùng tuổi.

Mặc dù có trí thông minh bình thường, các em bị bệnh này sẽ phát triển ngoại hình đặc trưng với cái đầu hói, bộ da nhăn nheo, một cái mũi dúm dó, một khuôn mặt nhỏ thó và bộ hàm tương đương kích cỡ đầu. Chúng cũng thường gặp phải các triệu chứng thường chỉ có ở người già: cứng khớp, trật hông và nghiêm trọng hơn là bệnh tim mạch.

Một số trẻ bị progeria được thực hiện các ca giải phẫu động mạch vành để loại bỏ những biến chứng có thể đe doạ tính mạng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị nào khắc phục triệt để tình trạng này. Trẻ thường bị tử vong ở tuổi 13, do đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

Năm 2003, các nhà nghiên cứu Mỹ khám phá ra nguyên nhân gây bệnh là một đột biến điểm nhỏ xíu trên một gene đơn. Gene này mã hóa ra 2 protein, lamin A và lamin C, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định màng trong của nhân tế bào.

Khi đột biến xảy ra, nó khiến gene sinh ra một dạng lamin A bất thường. Chính protein bất thường này đã làm rối loạn màng trong nhân tế bào, gây ảnh hương xấu lên các mô vốn phải chống đỡ những lực căng mạnh, như hệ thống tim mạch và cơ bắp nâng đỡ xương.

Bố mẹ và anh chị em của những đứa trẻ bị progeria hầu như không bao giờ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.

T. An

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiê

Đăng ngày: 06/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News