10 người chết vì mưa lũ miền Trung

Hôm nay, nước lũ ở miền Trung bắt đầu rút, diện ngập lụt giảm nhanh, nhưng con số thiệt hại tiếp tục tăng với 10 người chết, một người mất tích.

Ngày 4/12, mưa tại các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam đã ngớt, nước lũ bắt đầu rút, nhưng so với hôm qua số người thiệt hại tăng thêm do kết nối thông tin được với nhiều vùng mất liên lạc.

Thống kê của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai cho thấy, Bình Định có 6 người chết, 3 người bị thương; Quảng Ngãi 4 người chết và một mất tích. Cả hai tỉnh có hơn 10.000 ha lúa và hoa màu ngập úng.


Nhiều nơi Bình Định ngập sâu. (Ảnh: Xuân Ngọc).

Mưa lũ khiến hàng chục ngôi nhà sập đổ, hư hỏng; gần 40.000 km đường giao thông tỉnh, huyện, xã bị sạt lở. Riêng Bình Định, đường ĐT 629 tại An Hòa bị ngập, chia cắt đường Bồng Sơn - An Lão; đường ĐT 640 bị ngập chia cắt nhiều đoạn; đường từ Định Bình lên Vĩnh Sơn của huyện Vĩnh Thạnh bị sạt lở.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, chiều tối nay lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam tiếp tục xuống. Trong đó, sông Bồ xuống mức 2,6 m, dưới báo động 2 là 0,4 m; sông Hương xuống 1,6 m, dưới báo động 2 là 0,4 m. Tình trạng ngập lụt tại nhiều huyện như Nam Đông, Hương Thủy (Thừa Thiên Huế); Bắc Trà My, Nam Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, TP Tam Kỳ (Quảng Nam) sẽ giảm dần.

Do không khí lạnh tăng cường kết hợp với nhiễu động gió đông trên cao, từ tối 30/11 đến 3/12, từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có mưa to, riêng Quảng Nam đến Bình Định mưa rất to với lượng phổ biến 150-200 mm, một số trạm trên 300 mm.

Cơ quan khí tượng cảnh báo, từ ngày 5 đến 9/12, khu vực Thừa Thiên Huế - Khánh Hòa khả năng xuất hiện đợt lũ lớn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hiện tượng La Nina là gì?

Hiện tượng La Nina là gì?

La Nina là hiện tượng nước biển lạnh đi so với bình thường, đây là một hiện tượng trái ngược lại với hiện tượng El Nino (nước biển nóng lên).

Đăng ngày: 23/08/2024
Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào.

Đăng ngày: 14/10/2021
Thời kỳ “tiểu băng hà” là nguyên nhân của dịch bệnh, các đế chế sụp đổ và di cư

Thời kỳ “tiểu băng hà” là nguyên nhân của dịch bệnh, các đế chế sụp đổ và di cư

Hiện nay, một nhóm các nhà nghiên cứu đang cân nhắc đến một loại khác của tình trạng biến đổi khí hậu—một thời kỳ tiểu băng hà—mà họ nói đã khiến một số đế chế ở Á-Âu, bao gồm đế chế La Mã, lụi tàn hoặc sụp đổ

Đăng ngày: 14/04/2021
Hiện tượng El nino là gì?

Hiện tượng El nino là gì?

Theo một định nghĩa đơn giản nhất El nino là hiện tượng phá vỡ điều kiện bình thường của hệ thống đại dương - khí quyển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương gây nên những ảnh hưởng đến thời tiết trên qui mô toàn cầu.

Đăng ngày: 18/03/2020
Những cách bảo vệ môi trường sống

Những cách bảo vệ môi trường sống

Bảo vệ môi trường là gì? Bảo vệ môi trường bằng cách nào? Chúng ta biết rằng môi trường sống quanh ta ngày càng xấu đi, vậy hãy bảo vệ chúng từ những việc nhỏ trong chính cuộc sống của mình.

Đăng ngày: 07/01/2020
Tác hại của nguồn nước ô nhiễm

Tác hại của nguồn nước ô nhiễm

Nguồn nước ô nhiễm có tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe con người, tác hại của nó tỉ lệ với người mắc bệnh cấp và mãn tính như tiêu chảy, ưng thư da. Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay khiến con người đau đầu tìm biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước nhằm giảm thiểu các hậu quả của việc ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 18/04/2018
Thềm băng Nam Cực tan vỡ, đe dọa nhấn chìm nhiều thành phố

Thềm băng Nam Cực tan vỡ, đe dọa nhấn chìm nhiều thành phố

Thềm băng ở Nam Cực đang tan vỡ từ bên trong, đe dọa đẩy mực nước biển tăng vọt và nhấn chìm nhiều thành phố ven biển.

Đăng ngày: 04/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News