Hiện tượng El nino là gì?
Thuật ngữ El nino (tiếng Tây Ban Nha nghĩa là "Chúa hài đồng" hay "đứa bé trai") được bắt đầu sử dụng bởi các ngư dân ở dọc bờ biển Ecuador và Peru để chỉ hiện tượng một dòng hải lưu ấm xuất hiện khoảng Giáng sinh và kéo dài khoảng vài tháng. Trong khoảng thời gian này cá ít đi, do đó các ngư dân thường ở nhà để sửa chữa các ngư cụ. Trong một số chu kỳ El nino, hiện tượng dòng hải lưu ấm này làm gián đoạn mùa đánh cá đến tận tháng 5 hoặc tháng 6 năm sau. Trải qua nhiều năm, thuật ngữ El nino được sử dụng để chỉ hiện tượng dòng hải lưu ấm và các ảnh hưởng của nó không chỉ đối với các ngư dân ở Ecuador, Peru mà còn đối với các ngành nghề khác nhau trên toàn thế giới.
Những điều cần biết về El nino
El nino là gì?
Theo một định nghĩa đơn giản nhất El nino là hiện tượng phá vỡ điều kiện bình thường của hệ thống đại dương - khí quyển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương gây nên những ảnh hưởng đến thời tiết trên qui mô toàn cầu.
Hay theo một định nghĩa khác El nino là hiện tượng vùng biển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương ấm lên một cách bất thường.
El nino là hiện tượng phá vỡ điều kiện bình thường của hệ thống đại dương.
La nina là gì?
La nina theo tiếng Tây Ban Nha nghĩa là "đứa bé gái", ngay từ tên gọi này chúng ta có thể hiểu được La nina là hiện tượng nghịch đảo của El nino. La nina là hiện tượng vùng biển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương lạnh đi một cách bất thường.
La nina còn được gọi là El Viejo hay Anti - El nino.
Nguyên nhân sinh ra El nino?
El nino là kết quả của sự tương tác của bề mặt biển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương với lớp khí quyển ngay bên trên nó. Đây là hiện tượng xảy ra do nội lực giữa hai cực đại dương - khí quyển. Chiều rộng của Thái Bình Dương cũng là một trong những nguyên nhân sinh ra hiện tượng El nino. Các tương tác bên ngoài như hoạt động của núi lửa (trên đất liền hay dưới đại dương), chu kỳ vệt đen mặt trời đều không có liên hệ gì với hiện tượng El nino.
Để hiểu rõ thêm về hiện tượng El nino, La nina chúng ta hãy xem xét các diễn biến ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương ở điều kiện bình thường và khi xảy ra các hiện tượng này.
Trong điều kiện bình thường gió mậu dịch (trade-wind) thổi từ Đông sang Tây và dồn dòng nước nóng lại ở phía Tây Thái Bình Dương. Do đó mực nước biển ở Indonesia cao hơn mực nước biển ở Ecuador khoảng 0,5 m. Nhiệt độ bề mặt biển ở phía Tây cao hơn ở phía Đông khoảng 8oC. ở Nam Mỹ bề mặt phân cách giữa lớp nước ấm bên trên và lớp nước lạnh bên dưới không sâu lắm, tạo điều kiện cho nước lạnh từ bên dưới lớp nước mặt nổi lên bề mặt. Nước lạnh này chứa nhiều chất dinh dưỡng, thúc đẩy sự phát triển của các sinh vật sản xuất sơ cấp, làm cho hệ sinh thái biển đa dạng hơn và sản lượng cá đánh bắt được tăng. Trong khoảng thời gian này vũ lượng tăng ở khu vực biển ấm (Tây Thái Bình Dương) và giảm ở khu vực Đông Thái Bình Dương.
Khi hiện tượng El nino, gió mậu dịch yếu dần ở khu trung tâm và Đông Thái Bình Dương. Dòng nước nóng lan dần từ bờ Tây Thái Bình Dương về bờ Đông Thái Bình Dương. Quá trình này làm cho bề mặt phân cách lớp nước nóng phía trên và lớp nước lạnh phía dưới hạ xuống sâu hơn, do đó kiềm hãm sự nổi lên của lớp nước lạnh, làm cho khu vực phía Đông ít đi sinh vật sản xuất và cá. Vũ lượng cũng tăng theo chiều di chuyển của dòng nước nóng gây lũ lụt ở Peru và khô hạn ở Indonesia và úc.
Chu kỳ của El nino
El nino thường diễn ra không đều đặn, nhưng nằm trong một chu kỳ từ 2-7 năm. Mỗi đợt El niđo có cường độ và biên độ thời gian khác nhau.
Sau đây là bản đồ dự báo về ảnh hưởng của La nina lên khí hậu toàn cầu.
Ảnh hưởng của La nina lên khí hậu toàn cầu.
Biên dịch: Lê Hoàng Việt

Hiện tượng La Nina là gì?
La Nina là hiện tượng nước biển lạnh đi so với bình thường, đây là một hiện tượng trái ngược lại với hiện tượng El Nino (nước biển nóng lên).

Các nhà khoa học lại thành công trong việc biến khí CO2 thành đá
Các nhà khoa học đã biến được khí CO2 thành đá cứng bằng cách đưa dung dịch CO2 áp suất cao vào trong đá bazan. Những phản ứng hóa học tự nhiên sẽ làm phần việc còn lại.

Lại động đất 6,1 độ Ricter ở Nhật Bản
Hãng tin Kyodo News đưa tin động đất lại làm rung chuyển miền đông và đông bắc nước này sáng ngày 24/11.

Đứt gãy 1.300km ở California có thể phá hủy 3,5 triệu ngôi nhà
Nghiên cứu mới chỉ ra siêu động đất dọc theo khe nứt San Andreas ở Mỹ có thể gây hậu quả nặng nề hơn so với dự đoán trước đây.

54 năm, tuyết lần đầu rơi vào tháng 11 ở Tokyo
Tuyết đầu mùa năm nay ở thủ đô Nhật Bản đến sớm hơn 40 ngày so với năm ngoái. Lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ, Tokyo có tuyết rơi vào tháng 11.

Nền nhiệt độ Bắc Cực đang ấm hơn 20 độ C so với trung bình
Số liệu mới nhất từ nhà nghiên cứu cho biết, nhiệt độ Bắc Cực đang ấm hơn 20 độ C so với trung bình mọi năm, đây là một sự biến đổi bất thường và đang được quan tâm sát sao.
