10 trường hợp tuyệt đối không được ăn hạt lanh

Giống như bất kể một loại "siêu thực phẩm" nào khác, hạt lanh đi kèm với một số tác dụng phụ nhất định.

Trong thực tế, hạt lanh được coi là một "siêu thực phẩm". Hạt lanh rất giàu omega 3, chất xơ, protein, vitamin B1, B6 và các khoáng chất như mangan, magie, selen, sắt, đồng và kẽm. Người ta có thể dùng hạt lanh để thêm vào mọi món ăn, từ ngũ cốc, salad cho đến đồ nướng.

Điều quan trọng, hạt lanh cung cấp hàng loạt lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như giảm viêm, kiểm soát huyết áp, cải thiện đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, thậm chí phòng chống một số loại ung thư (như ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đại tràng).


Hạt lanh được coi là "siêu thực phẩm" vì nó cung cấp hàng loạt lợi ích sức khỏe.

Tuy nhiên, giống như bất kể một loại "siêu thực phẩm" nào khác, hạt lanh đi kèm với một số tác dụng phụ nhất định. Để sử dụng loại thực phẩm này một cách thông minh, bạn nên điểm qua một danh sách những nguy cơ hạt lanh có thể mang lại. Tương ứng với đó là những người không nên ăn hạt lanh.

Hạt lanh là gì?

Hạt lanh (tên tiếng anh là flax seed) hơi lớn hơn hạt mè và có vỏ cứng trơn và sáng, màu sắc từ vàng sẫm đến nâu đỏ tùy thuộc cây lanh đó giống vàng hay nâu. Vị hạt lanh ấm. Người ta thường ăn hạt đã xay để tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng.

1. Bệnh nhân rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là một bệnh về hệ tâm thần. Người mắc rối loạn lưỡng cực sẽ có những giai đoạn trầm cảm và cả hưng cảm. Khi trầm cảm, họ rơi vào trạng thái trầm uất, buồn chán, thờ ơ. Ngược lại ở giai đoạn hưng cảm, họ biểu hiện hào hứng, phấn chấn, vui vẻ đến cực độ.

Người mắc rối loạn lưỡng cực khi ăn hạt lanh có thể gặp cơn hưng cảm, như một tác dụng phụ.

2. Người bị rối loạn đông máu

Hạt lanh có thể làm chậm quá trình đông máu. Do đó, những người gặp rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng các thuốc chống đông máu cần cẩn trọng khi sử dụng hạt lanh. Những người ăn hạt lanh thường xuyên có thể cần thay đổi liều thuốc điều trị.

3. Người huyết áp cao


Người huyết áp cao nên thông báo với bác sĩ nếu ăn hạt lanh thường xuyên.

Ăn hạt lanh có tác dụng làm giảm cả huyết áp tâm thu và tâm trương. Tuy nhiên người bệnh tăng huyết áp nên tuân thủ điều trị kết hợp với ăn hạt lanh chứ không nên chỉ sử dụng hạt lanh đơn thuần trong kiểm soát huyết áp, và nên thông báo với bác sĩ để có thể theo dõi và điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp.

4. Bệnh nhân tiểu đường

Do chứa nhiều chất xơ, chất chống oxi hóa và một số acid béo có lợi, vì vậy hạt lanh có khả năng giúp kiểm soát đường huyết. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường dùng hạt lanh nên báo cáo với bác sĩ để điều chỉnh lượng thuốc điều trị cho phù hợp, tránh gây hạ đường huyết quá mức.

5. Tác dụng nhuận tràng

Sử dụng hạt lanh ở mức độ vừa phải giúp cải thiện cả tình trạng táo bón và tiêu chảy. Tuy nhiên, ăn quá nhiều hạt lanh cũng có thể gây tiêu chảy do hạt lanh chứa rất nhiều chất xơ, đặc biệt ở bệnh nhân mắc Hội chứng ruột kích thích, người mắc bệnh Crohn's.

6. Gây tắc ruột

Nếu ăn một lượng lớn hạt lanh mà không uống đủ nước, hạt lanh có thể gây tắc nghẽn trong ruột hoặc thực quản. Vì vậy, những người có bệnh gây tắc nghẽn trong các khu vực đường tiêu hóa như xơ cứng bì không nên ăn hạt lanh mà không tham khảo trước với bác sĩ.

7. Phụ nữ mang thai


Phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều hạt lanh.

Do hạt lanh chứa chất lignans, là chất có khả năng "bắt chước" hormone estrogen, một loại hormon nội tiết. Vì vậy ăn quá nhiều hạt lanh trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

8. Dị ứng

Mặc dù hiếm khi có trường hợp dị ứng với hạt lanh. Nếu nó xảy ra, bạn có thể bị đau bụng, buồn nôn và nôn mửa.

9. Quá liều

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, những tác dụng tiêu thụ quá liều hạt lanh đã được nghiên cứu ở động vật. Nó sẽ gây ra tình trạng thở nhanh, đi không vững, khó thở, tê liệt thậm chí động kinh.

10. Hormone và ung thư

Thực tế, hạt lanh mang lại tác dụng tương tự estrogen, nó có khả năng làm trầm trọng hơn một số điều kiện nhạy cảm hormone. Ví dụ, những người phụ nữ tiêu thụ lượng lớn hạt lanh hàng ngày có thể sẽ bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, những bệnh nhân ung thư vú, buồng trứng, tử cung cần cẩn trọng khi sử dụng hạt lanh. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu trên động vật lại chứng minh tác dụng tích cực của hạt lanh để bảo vệ khỏi các bệnh ung thư phụ thuộc hormone.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News