101 cách thay thế túi nilon nhìn từ kinh nghiệm thế giới

Ô nhiễm môi trường từ túi nilon không còn là vấn đề của riêng quốc gia nào mà là vấn nạn của toàn cầu. Để giải quyết bài toán này, nhiều sáng kiến sản xuất túi thân thiện với môi trường đã ra đời.

Túi nilon thân thiện với môi trường

Việc đánh thuế túi nilon đã mở đường cho việc phát triển và phổ biến nhiều loại túi thân thiện với môi trường. Bao bì tự phân hủy hiện được coi là giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện môi trường sống mà vẫn đảm bảo nhu cầu sử dụng của con người. Một trong số đó là túi nilon phân hủy sinh học được làm từ vật liệu có nguồn gốc thực vật. Giải pháp này đã được ứng dụng ở nhiều nước tiên tiến như Anh (túi làm bằng bột sắn), Ý (túi làm từ cám bắp). Ở Pháp, túi sinh học sau khi dùng xong, trộn với một số rác thực vật khác, ủ lại thì có thể tự hủy trong vòng 2-3 tháng).

101 cách thay thế túi nilon nhìn từ kinh nghiệm thế giới
Túi sinh học sau khi dùng xong, ủ lại có thể tự hủy trong vòng 2-3 tháng.

Từ cuối năm 2009, các nhà khoa học tại trường Đại học Tổng hợp Campinas (Brazil) cũng đã giới thiệu một loại túi nilon sinh học mới có khả năng tự hủy rất nhanh. Đây là loại túi được làm từ cây Quinoa, một loại cây lương thực sinh trưởng tại vùng núi Andes. Ưu điểm nổi bật của loại túi này là có thể tự tiêu hủy dưới tác động của vi sinh vật (chôn dưới đất) chỉ trong vòng 18 ngày.

Kỹ sư người Mỹ Paul Tasner đã chế tạo thành công loại bao bì có thể dễ dàng phân hủy trong đất. Karta Pack là loại bao bì có cùng chất lượng như các loại túi nilon khác song có kết cấu không bền vững về phương diện sinh học nên có thể dễ phân hủy. Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất loại sản phẩm này là bột giấy từ các loại giấy báo và bìa tái chế, vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa thân thiện với môi trường. Ngoài ra, Karta Pack còn được sản xuất với nhiều hình dáng và mẫu mã hấp dẫn, có màu sắc, tạo ra cảm giác thú vị cho người sử dụng.

Hiện công ty của ông Tasner có 6 đối tác tại 5 nước trên các châu lục khác nhau và các công ty này đều chỉ sử dụng những nguyên liệu sinh học địa phương để sản xuất bao bì. Tại Trung Quốc sẽ sử dụng tre và bã mía, trong khi các đối tác tại Canada lại dùng rơm, lúa mì và các chất liệu khác nữa để sản xuất bao bì.

101 cách thay thế túi nilon nhìn từ kinh nghiệm thế giới
Asthwash Hedge với túi nilon được làm từ khoai tây và tinh bột sắn.

Doanh nhân Ấn Độ Asthwash Hedge đã sáng chế ra chiếc túi nilon được làm từ khoai tây và tinh bột sắn. Công ty của anh có tên EnviGreen, hiện nay công suất sản xuất 100% những chiếc túi hữu cơ, có thể tự phân hủy và thân thiện với môi trường. Điều đặc biệt là những chiếc túi này có độ bền và mang đến cảm nhận giống y như chúng ta đang sử dụng túi nilon. Chiếc túi nilon này còn không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào, ngay cả mực in trên túi cũng được chọn từ nguyên liệu hữu cơ, hoàn toàn tự nhiên.

101 cách thay thế túi nilon nhìn từ kinh nghiệm thế giới
Kevin Kumala với túi nilon làm từ củ mì và mía.

Doanh nghiệp Indonesia Kevin Kumala cũng đã đưa ra sáng kiến độc đáo là chế tạo những chiếc túi làm từ sắn. Doanh nghiệp này hiện nay đang cung cấp tới 3 tấn túi "khoai mì" cho rất nhiều cửa hiệu, khách sạn tại Indonesia. Ngoài ra, Kevin cũng đã phát triển được các sản phẩm cho đồ ăn nhanh như cốc, ống hút, dao dĩa dùng một lần và các sản phẩm đều được làm từ khoai mì và mía.

Túi giấy

101 cách thay thế túi nilon nhìn từ kinh nghiệm thế giới
Giấy được làm từ nguyên liệu tự nhiên là gỗ, dễ tái chế và thân thiện với môi trường.

Từ hàng chục năm nay, túi giấy được nhiều nước châu Âu khuyến khích sử dụng. Giấy được làm từ nguyên liệu tự nhiên là gỗ, dễ tái chế và thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe con người và môi trường sống, thời gian phân hủy của nhanh hơn so với túi nilon. Vì vậy, có thể khẳng định rằng việc sử dụng túi giấy là rất cần thiết, không chỉ bảo vệ sức khỏe con người mà còn giúp bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó việc in ấn túi giấy giá rẻ, không cần đầu tư nhiều. Và việc sử dụng các loại giấy tái chế để làm túi giấy sẽ giúp cho việc bảo vệ môi trường được tốt hơn rất nhiều.

Túi vải

101 cách thay thế túi nilon nhìn từ kinh nghiệm thế giới
Độ bền của túi vải lên đến 5 năm, cháy không độc, không mùi vị và phân huỷ hết không gây ô nhiễm môi trường.

Những chiếc túi sinh thái được làm từ chất liệu vải thân thiện với môi trường như vải đay, bao bố, gai… không sử dụng thuốc tẩy trắng hay hoá chất tạo màu, có thể tái sử dụng nhiều lần. Độ bền của túi vải lên đến 5 năm, cháy không độc, không mùi vị và phân huỷ hết không gây ô nhiễm môi trường, được quốc tế công nhận sản phẩm sinh thái thân thiện môi trường bảo vệ Trái đất. Từ tháng 3/2002, Bangladesh đã cấm dùng túi nylon. Lệnh cấm này khiến ngành công nghiệp sản xuất túi đay phục hồi cũng như thúc đẩy sự phát triển của các loại túi phân hủy khác.

Túi môi trường

101 cách thay thế túi nilon nhìn từ kinh nghiệm thế giới
Loại túi này khá chắc chắn và có bao bì bắt mắt, khách hàng có thể sử dụng nhiều lần.

Nhiều người tiêu dùng hiện nay đã có thói quen mang theo túi môi trường khi đi chợ hoặc siêu thị để không sử dụng túi nilon. Nhiều hệ thống siêu thị lớn trên khắp toàn cầu nhiều năm nay đã khuyến khích khách hàng đổi sang loại túi môi trường thay thế cho túi nilon đựng hàng. Người tiêu dùng mua loại túi này tùy kích cỡ. Loại túi này khá chắc chắn và có bao bì bắt mắt, khách hàng có thể sử dụng nhiều lần khi đi mua sắm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
California hứng chịu động đất mạnh nhất hai thập kỷ trong ngày quốc khánh

California hứng chịu động đất mạnh nhất hai thập kỷ trong ngày quốc khánh

Khu vực phía nam bang California rung chuyển bởi trận động đất 6,4 độ và chuyên gia cảnh báo sẽ có trận động đất mạnh hơn trong vài ngày tới.

Đăng ngày: 05/07/2019
7 hòn đảo được bán với giá

7 hòn đảo được bán với giá "rẻ như cho" nhưng cuối cùng chẳng ai thèm mua

Có giá rẻ mạt so với các hòn đảo khác trên thế giới, nhưng những địa điểm này vẫn không thể có nổi 1 người khách đến hỏi mua. Tất nhiên, đó đều là những hòn đảo có "vấn đề".

Đăng ngày: 04/07/2019
Cảnh ngổn ngang sau bão số 2 trên đảo Cát Bà

Cảnh ngổn ngang sau bão số 2 trên đảo Cát Bà

Gió giật cấp 10-11 khiến nhiều cây cối trên đảo Cát Bà (Hải Phòng) bị quật đổ. Thùng nước trên nóc nhà, các vật dụng ở vỉa hè cũng bị gió thổi bay.

Đăng ngày: 04/07/2019
Bão ở miền Bắc, sao TP.HCM mưa như có bão?

Bão ở miền Bắc, sao TP.HCM mưa như có bão?

Từ rạng sáng 4/7, nhiều khu vực trên địa bàn TP.HCM có mưa. Mưa kéo dài trong nhiều giờ, lúc rả rích, khi ào ào giống như áp thấp nhiệt đới hoặc bão ở gần.

Đăng ngày: 04/07/2019
Giải mã nguyên nhân dẫn đến nắng nóng kỷ lục tại châu Âu

Giải mã nguyên nhân dẫn đến nắng nóng kỷ lục tại châu Âu

Các quan sát cho thấy những đợt nắng nóng tháng 6 tương tự cách đây một thế kỷ có nền nhiệt thấp hơn những đợt nắng nóng tháng 6 ngày nay khoảng 4 độ C.

Đăng ngày: 04/07/2019
Trục vớt được hàng tấn loại rác kinh khủng hơn rác thải nhựa dưới đáy đại dương

Trục vớt được hàng tấn loại rác kinh khủng hơn rác thải nhựa dưới đáy đại dương

Có một loại rác còn kinh khủng hơn túi nhựa và ống hút, khoa học vừa vớt được hàng tấn dưới đáy đại dương.

Đăng ngày: 04/07/2019
Bão Mun gây mưa lớn, nhiều cây xanh ở Hải Phòng bật gốc

Bão Mun gây mưa lớn, nhiều cây xanh ở Hải Phòng bật gốc

Đi vào đất liền các tỉnh Đông Bắc Bộ lúc 4h30 sáng nay, bão Mun suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Đăng ngày: 04/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News