12 nguyên nhân gây nghẹn ở cổ họng và ợ hơi

Đôi khi bạn cảm giác bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi nhưng không biết nguyên nhân do đâu? Cùng điểm qua 12 nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng này.

Bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi – nguyên nhân do đâu?

1. Nhiễm vi khuẩn HP

Việc nhiễm vi khuẩn HP là điều bình thường xảy ra ở nhiều người bởi đây là loại vi khuẩn phổ biến có trong dạ dày. Tuy nhiên việc nhiễm quá nhiều vi khuẩn HP dễ gây ra tình trạng loạn khuẩn ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, phân giải thức ăn gây khó khăn trong việc đảm bảo chức năng của dạ dày.

Khi thức ăn không được tiêu hóa hoặc tiêu hóa chậm do nhiễm khuẩn hp sẽ sinh ra hơi, ứ hơi sau đó trào ngược lên thực quản, miệng gây ra cảm giác bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi.

2. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày- thực quản còn được gọi là trào ngược axit dạ dày, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản có thể sinh lý, chức năng (không ảnh hưởng sinh hoạt và phát triển thể chất của cơ thể) hoặc bệnh lý có thể gây ra suy dinh dưỡng, viêm thực quản, và một số biến chứng hô hấp khác, thậm chí tử vong.

3. Co thắt thực quản

Co thắt thực quản là chứng rối loạn co giãn cơ trơn ở thực quản – ống nối giữa miệng và dạ dày – gây khó khăn trong việc di chuyển thức ăn xuống dạ dày. Khi bạn bị co thắt thực quản, phần cơ nằm giữa thực quản và dạ dày của bạn (phần cơ vòng thực quản dưới) sẽ không hoạt động và làm thức ăn không trôi xuống được. Do đó, bạn sẽ có cảm giác bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi.


Đôi khi co thắt thực quản là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy khó chịu nơi cổ họng.

4. Hen suyễn

Hen phế quản (dân gian còn gọi là hen suyễn), là một bệnh lý đường hô hấp được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản của người bệnh vốn rất nhạy cảm sẽ phản ứng một cách dữ dội, biểu hiện bởi các triệu chứng như khó thở, khò khè, nặng ngực, cảm giác đầy nghẹn ở cổ và ho. Tùy vào mức độ kích thích các tiểu phế quản và tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân mà cơn hen phế quản biểu hiện ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.

5. Rối loạn nội tiết tố tuyến giáp

Rối loạn tuyến giáp là những bệnh lý ảnh hưởng đến tuyến giáp, một tuyến hình cánh bướm trong cổ. Tuyến giáp có vai trò quan trọng để điều hòa nhiều quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Những loại rối loạn tuyến giáp khác nhau ảnh hưởng đến cả cấu trúc lẫn chức năng của tuyến giáp.

Chức năng của tuyến giáp được điều chỉnh bởi cơ chế phản hồi ngược liên quan đến não bộ. Khi nồng độ hormone giáp giảm thấp, vùng hạ đồi sẽ tạo ra hormone kích thích tuyến yên (nằm ở đáy não) để giải phóng hormone kích thích tuyến giáp (TSH).

Vì tuyến giáp được kiểm soát bởi tuyến yên và vùng hạ đồi, các rối loạn của những mô này cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp và gây ra các vấn đề về tuyến giáp.

6. Viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính là tình trạng bệnh lý viêm ở họng kéo dài dai dẳng, thường kéo dài trên một tuần. Đây là hậu quả của quá trình viêm họng cấp tính lặp lại nhiều lần và không đáp ứng với các thuốc điều trị. Dấu hiệu viêm họng mãn tính thường gặp là đau rát họng, tăng lên khi nuốt, ho kéo dài, đôi khi có đờm. Đau họng và ho tồn tại kéo dài nhiều tuần là những triệu chứng báo động, bệnh nhân cần đến khám ngay, để loại trừ hoặc phát hiện các bệnh lý nghiêm trọng khác kèm theo.

7. Viêm loét thực quản

Viêm thực quản là viêm lớp niêm mạc lót lòng thực quản, đoạn tiêu hóa nối từ họng đến dạ dày. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ gây ra những vấn đề về nuốt do loét, sẹo thực quản như nuốt khó, nuốt đau, cảm giác nghẹn ở thực quản, đau ngực. Trong vài trường hợp, viêm thực quản có thể diễn tiến thành thực quản Barrett, yếu tố nguy cơ gây ra ung thư thực quản.

8. Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là tình trạng xảy ra khi dạ dày bị viêm hoặc sưng. Viêm dạ dày có thể xảy ra bất ngờ (viêm dạ dày cấp tính) hoặc kéo dài (viêm dạ dày mạn tính). Bệnh không nguy hiểm và có thể nhanh chóng chuyển biến tốt hơn sau khi điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư.

9. Viêm loét dạ dày – tá tràng

Viêm loét dạ dày-tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra. Vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp.

10. Túi thừa thực quản

Thực quản là đoạn ống tiêu hóa nối từ hầu đến tâm vị dạ dày, bình thường thực quản gồm ba đoạn: cổ, ngực và bụng.

Túi thừa thực quản là một bệnh thường gặp ở thực quản, là một tổn thương dạng túi nhô ra bên ngoài tại điểm yếu thực quản. Tổn thương có thể xuất hiện tại bất cứ vị trí nào trong niêm mạc thực quản giữa hầu họng và dạ dày. Biểu hiện thường gặp nhất của túi thừa thực quản là bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi.

11. Rối loạn tiêu hóa

Bất cứ trục trặc nào xảy ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn cũng đều được gọi là rối loạn tiêu hóa. Nhiều rối loạn đồng thời ảnh hưởng đến 1 số bộ phận của hệ thống tiêu hóa trong khi những rối loạn khác chỉ ảnh hưởng đến 1 bộ phận hoặc cơ quan.

Triệu chứng thường thấy ở người bị rối loạn tiêu hóa là đau bụng, rối loạn đại tiện. Nếu những cơn đau nhẹ nhàng, thoáng qua thì đó chỉ là những thương tổn nhẹ, không gây khó chịu.

Tuy nhiên nếu đầy bụng kèm theo dấu hiệu chán ăn, chướng bụng, khó tiêu, sụt cân, rối loạn đại tiện đi ngoài ra máu tươi hoặc có trường hợp đi ra phân lúc lỏng lúc táo xen kẽ thì bạn cần đến bệnh viện ngay để thăm khám, nội soi trực tràng, đại tràng để xác định tình trạng bệnh

12. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu (hay giai đoạn sớm) là thời kỳ khi các tế bào ung thư mới còn nằm ở lớp hạ niêm mạc. Thông thường, kích thước khối u trong giai đoạn này thường rất nhỏ, chỉ khoảng vài mm đến 7cm, vì vậy không gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của dạ dày. Vậy nên nếu muốn phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm cần phải thực hiện các chương trình tầm soát ung thư.

Điều trị tình trạng bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi tại nhà

Ăn nhiều các thực phẩm tốt cho dạ dày, hạn chế ăn những thực phẩm khiến dạ dày bị kích ứng, khó tiêu hóa, ví dụ như:

Ăn đúng bữa, đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ, không hoạt động mạnh sau khi vừa ăn xong. Không ăn quá no, ăn nhiều.

Tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng và tăng cường sức khỏe cho dạ dày.

Uống nhiều nước giúp tăng cường tiêu hóa và giảm lượng axit trong dạ dày.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy chú ý thăm khám khi bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi xuất hiện kèm theo:

10 nguyên nhân khiến cổ họng có cảm giác bị vướng

Hàng ngàn người mắc nghẹn sẽ được cứu sống mỗi năm nhờ phát minh này

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất