Những thực phẩm tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa
Những người bị rối loạn tiêu hóa thường gặp nhiều vấn đề trong quá trình ăn uống, từ đó gây sút cân nghiêm trọng và làm ảnh hưởng tới vóc dáng của bạn.
Rối loạn tiêu hóa là căn bệnh dạ dày có thể gặp phải ở rất nhiều người. Tình trạng này vốn không quá nguy hiểm nhưng có thể gây đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, đau tức bụng...
Để khắc phục tình trạng này hiệu quả thì bạn có thể tìm đến một số loại thực phẩm giúp cải thiện quá trình tiêu hóa sau đây.
Sữa chua (kích thích đường ruột, chữa tiêu chảy, táo bón)
Sữa chua vốn là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn probiotic nên giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa làm việc hiệu quả. Ngoài ra, nó còn giúp kích thích đường ruột và điều trị chứng táo bón, tiêu chảy trong ngày.
Khoai lang (kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa viêm loét dạ dày)
Khoai lang không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa một lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, có thể ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, khoai lang còn giúp kích thích tiêu hóa để tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Chuối (cung cấp chất điện phân)
Tất nhiên sẽ không thể thiếu chuối trong list thực phẩm giúp cải thiện quá trình tiêu hóa của dạ dày được. Do chuối cũng là một loại thực phẩm giàu kali nên giúp cung cấp chất điện phân cho cơ thể và ngăn ngừa tình trạng mất nước, tiêu chảy xảy ra.
Gừng (chữa đầy hơi, khó tiêu)
Gừng vốn có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ các hoạt động tiêu hóa bên trong. Ngoài ra, gừng cũng sẽ giúp chữa khỏi tình trạng đầy bụng, khó tiêu và ngăn không cho chứng buồn nôn, co thắt dạ dày xảy ra. Bạn có thể pha trà gừng ấm để uống hoặc chế biến trong một số món ăn hàng ngày.
Quả bơ (duy trì chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa)
Quả bơ vốn rất giàu chất xơ và chất béo không bão hòa đơn lành mạnh nên sẽ cải thiện các chức năng tối ưu của đường tiêu hóa (như túi mật, tuyến tụy, gan...). Đồng thời, nó còn giúp chuyển đổi beta carotene thành vitamin A nên sẽ cải thiện niêm mạc lót của đường tiêu hóa.
Một vài lưu ý cho người bị rối loạn tiêu hóa:
- Bảo đảm nguồn thức ăn tiêu thụ vào cơ thể luôn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.
- Ăn uống điều độ trong mỗi bữa ăn, tránh ăn quá nhiều, gây đau tức bụng.
- Không ăn đồ ôi thiu, để lại từ tối hôm trước.
- Chủ động ăn nhiều rau củ quả, hạn chế ăn thịt.
- Uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước (có thể uống thêm cả nước ép trái cây).

Kích thước não có quyết định trí thông minh?
Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.
