Những đồ dùng bẩn hơn... toilet
Điện thoại di động, bàn phím máy tính hay vòi nước rửa bát lại là những đồ vật… bẩn nhất. Một số xét nghiệm đã chứng minh, trên những đồ dùng kể trên, số lượng vi khuẩn gây bệnh còn nhiều hơn của bồn cầu.
Sốc với những đồ dùng hàng ngày còn bẩn hơn cả toilet
1. Đá viên ở nhà hàng
70% đá viên tại các hàng ăn còn bẩn hơn cả nước trong bồn cầu.
2. Tủ lạnh
Hầu hết các tủ lạnh đều bị nhiễm khuẩn E.Coli. Vì vậy, hàng tuần bạn nên dọn dẹp tủ thật sạch sẽ.
3. Bàn phím
Một nghiên cứu cho thấy bàn phím tại văn phòng bạn có thể bẩn gấp 5 lần toilet. Không chỉ bàn phím máy tính mà còn cả các bàn phím cây ATM, bàn phím điện thoại nơi công cộng... còn bẩn gấp 200 lần toilet.
4. Túi xách
Túi xách có thể coi là một ổ vi khuẩn di động. Bởi chúng không chỉ dùng để chứa các ổ vi khuẩn như ví, điện thoại di động, .. và còn rất ít khi được làm sạch
5. Giường ngủ của bạn
Bạn có tin vào giả thuyết: sau 8 năm sử dụng liên tục, trọng lượng tấm đệm của bạn sẽ tăng lên gấp đôi? Bởi vì chúng chứa toàn bộ các tế bào chết của cơ thể bạn cùng với bụi bẩn làm ổ cho hàng triệu con bọ, vi khuẩn. Vì vậy, hãy làm sạch thường xuyên giường ngủ của bạn nhé.
6. Bàn làm việc
Bàn làm việc của bạn bẩn hơn nhà vệ sinh rất nhiều. Nhất là những ai còn dùng bữa trưa ngay tại bàn làm việc mà lại lười lau dọn.
7. Điều khiển từ xa
Hàng ngày bạn đều dùng đến điều khiển từ xa như tivi, cửa cuốn,.. nhưng bao nhiêu lâu thì bạn làm sạch nó vậy?
8. Giỏ hàng - xe đẩy trong siêu thị
Một nghiên cứu được thực hiện tại trường đại học Azirona cho thấy rằng 72% trong số 85 mẫu xe kiểm nghiệm có chứa vi khuẩn E.Coli
9. Thảm trải sàn
Theo Charles Gerba, giáo sư vi sinh tại Đại học Arizona (Mỹ) cho biết, do thảm sàn thường được sử dụng để chùi chân mỗi khi người dùng tắm xong nên thảm luôn trong tình trạng ẩm ướt. Chưa kể các sợi vải trên thảm được thiết kế để chùi chân dễ hơn, vô tình trở thành môi trường thích hợp để vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi. Bên cạnh đó, giáo sư Gerba cho biết thảm sàn nhà tắm thường bị nước từ bồn cầu bắn ra nếu người dùng xả nước sau khi đi vệ sinh mà không đóng nắp bồn cầu. Một nghiên cứu từ Đại học Colorado Boulder (bang Colorado, Mỹ) cho thấy các hạt nước chứa vi khuẩn có thể bắn ra khoảng cách từ 1,5m đến 2m khi xả nước bồn cầu mà không đóng nắp. Các giọt nước này có thể văng về nhiều phía khác nhau và dĩ nhiên không thể loại trừ vi khuẩn trong các giọt nước cũng sẽ văng trúng thảm sàn trong nhà tắm. Một trong những yếu tố khiến thảm nhà tắm trở nên bẩn và chứa nhiều vi khuẩn đó là độ ẩm của thảm và không khí ẩm trong phòng tắm. Do vậy, nên treo thảm sàn nhà tắm vào buổi tối, khi ít người sử dụng nhà vệ sinh, để giúp thảm khô ráo nhanh hơn, thay vì để nguyên thảm trên sàn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thảm trải sàn của bạn chứa lượng vi khuẩn gấp 4.000 lần so với nhà vệ sinh đấy.
10. Điện thoại di động
Điện thoại di động được bạn sử dụng mọi lúc, mọi nơi và rất ít khi được làm sạch thì không lí do gì để nó hoàn toàn vô trùng được cả. Điện thoại di động chứa lượng vi khuẩn gấp 10 lần toilet.
11. Bàn chải đánh răng
Môi trường cất giữ bàn chải ẩm ướt, cùng với việc không làm sạch bàn chải sau mỗi lần đánh răng đã giúp cho nó trở thành nơi chưa lượng vi khuẩn nhiều hơn toilet gấp 10 lần.
12. Vòi tắm - công tắc điện - tay nắm cửa
Những vật dụng càng nhiều người sử dụng càng là nơi lưu giữ vô vàn vi khuẩn các loại.
13. Quyển thực đơn - menu nhà hàng
Thực đơn trong các nhà hàng chứa lượng vi khuẩn nhiều gấp 100 lần nhà vệ sinh
14. Bồn rửa và miếng giẻ rửa bát
Bồn rửa và miếng giẻ rửa bát chứa lượng vi khuẩn gấp 200.000 lần so với nhà vệ sinh
15. Tiền và các loại hóa đơn
Tiền được trao tay rất nhiều người và trong mọi hoàn cảnh, vì vậy nó có thể chứa đến 200.000 vi khuẩn.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
