1600 năm sau, sổ tay của Marie Curie vẫn chưa hết nhiễm xạ

Chúng ta đều nhận biết được ảnh hưởng chết người của các thảm họa phóng xạ trong lịch sử. Trong đó, dễ gặp nhất là phóng xạ khi tác động đến cơ thể vượt mức an toàn sẽ gây biến đổi các tế bào, dễ dàng gây ra ung thư, giảm bạch cầu hạt, thiểu sản các cơ quan trọng cơ thể và có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài việc là kẻ giết người nhanh chóng và đau đớn, phóng xạ còn sở hữu những bí mật bất ngờ. Một trong số đó là câu chuyện về những món đồ tư trang của nhà vật lý Marie Curie bị nhiễm phóng xạ có thể duy trì trạng thái này trong suốt hàng nghìn năm.

Ngày 4/7/1934, Marie Curie qua đời vì thiếu máu bất sản. Chứng bệnh này khiến máu không thể tái tạo được do nhiễm xạ. Trước đó, chất phóng xạ còn khiến bà mắc chứng đục thủy tinh thể, dẫn tới mù lòa.

Thậm chí đến tận ngày nay, cơ thể của bà hiện vẫn đang nhiễm phóng xạ và được đặt trong một chiếc quan tài có lớp chì dày 2,5cm lót bên trong để ngăn phóng xạ phát tán ra môi trường xung quanh.

Gần 100 năm sau khi Marie Curie qua đời, nhiều đồ dùng cá nhân của bà vẫn còn bị nhiễm phóng xạ. Các du khách muốn nhìn tận mắt bản thảo của Marie Curie trong thư viện buộc phải mặc một bộ đồ bảo hiểm vì chúng sẽ tiếp tục bị nhiễm xạ hơn 1600 năm nữa.

Marie Skłodowska-Curie (7/11/1867 – 4/7/1934) là một nhà vật lý và hóa học người Ba Lan - Pháp, nổi tiếng về những nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực phóng xạ. Bà là người đầu tiên vinh dự nhận được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, vật lý và hóa học.


Chân dung nhà vật lý - hóa học Marie Curie.

Marie Curie và chồng - Pierre Curie đã cùng nhau phát triển những kết quả nghiên cứu của nhà vật lý người Pháp Henri Becquerel, rằng urani có tính phóng xạ. Đến năm 1898, bà và chồng đã tìm ra một nguyên tố phóng xạ mới. Bộ đôi này đặt tên nguyên tố đó là “polonium”, gần giống với chữ Ba Lan (Poland) – quê hương của Marie Curie.


Pierre Curie và Marie Curie trong phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên, sau hơn 100 năm qua, nhiều đồ dùng cá nhân của Marie Curie bao gồm quần áo, đồ nội thất, sách dạy nấu ăn, và những cuốn sổ ghi chú trong phòng thí nghiệm vẫn còn bị ô nhiễm phóng xạ.

Cuốn sổ tay của Marie Curie - một báu vật của nền khoa học thế giới – hiện đang được bảo quản trong hộp chì ở thư viện quốc gia Pháp. Được biết, cuốn sổ này nhiễm chất phóng xạ Radium 226có chu kì bán rã 1600 năm (tức là sau 1600 năm, lượng chất phóng xạ này sẽ giảm đi một nửa so với ban đầu).

Tất cả các du khách muốn được chiêm ngưỡng tận mắt cuốn sổ này sẽ phải kí giấy chịu trách nhiệm hoàn toàn cho bất kì sự cố nào (nếu có) và sẽ phải mặc một bộ quần áo bảo hộ kín bưng.


Cuốn sổ tay của Marie Curie.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News